Em hãy thuyết minh về một tác phẩm tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 9 - tập I.Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm: tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và tác giả sáng tác. 2. Thân bài a) Giới thiệu về tác giả: - Cuộc đời. - Sự nghiệp văn học. - Giá trị văn thơ. b) Giới thiệu về tác phẩm - Tên gọi. - Thể loại. - Hoàn cảnh sáng tác. - Giá trị nội dung và nghệ thuật. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị của tác phẩm. Bài mẫu Bài tham khảo số 1 Trong học kì một, em đã được học nhiều tác phẩm tự sự đặc sắc. Một trong số các tác phẩm đó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với em mà ngay khi đọc tác phẩm, em đã cảm thấy thật sự xúc động về tình cảm cha con, đó là tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con. Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông đã tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện ngắn Chiếc lược ngà kể về tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu, khi ông Sáu mất ông đã trao cho ông Ba chiếc lược ngà. Ông Ba đã hứa rằng sẽ trao tận tay chiếc lược cho cô con gái của ông Sáu. Trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba được một cô gái giao liên rất trẻ dẫn đường. Đó là là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao. Hành lí và tư trang của ông chỉ có một vài tài liệu và kỉ vật của một người bạn ông. Đó là chiếc lược ngà để trao tận tay cô con gái. Cô gái giao liên đó chính là bé Thu - con của ông Sáu. Khi trao lược cho bé Thu, ông Ba nhớ lại chuyện cũ đã xảy ra: hôm đó ông Sáu và ông Ba trở về thăm quê sau tám năm xa cách. Ngay từ xa, ông Sáu đã nhận ra đứa con gái mà ngày ngày ông đều mong muốn được gặp mặt. Tưởng rằng đứa con gái sẽ niềm nở vui vẻ đón cha nó nhưng ngược lại nó không nhận ra cha nó và nó đối xử rất lạnh lùng với ông Sáu. Trong một tình huống bất ngờ, do quá tức giận nên ông Sáu đã đánh vào mông bé Thu - con ông. Chính cái đánh này đã khiến ông Sáu phải hối hận. Khi mà bé Thu nhận ra cha cũng chính là lúc ông Sáu phải về chỗ tập kết. Chính đoạn này tình cảm cha con bộc lộ mãnh liệt nhất. Khi về nơi tập kết ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho đứa con thì ông đã hi sinh. Qua việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ kết hợp với những yếu tố bất ngờ hợp lí, lựa chọn ngôi kể rất thích hợp (do ông Ba làm người chứng kiến tất cả kể lại câu chuyện),... khiến sự việc trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục rất cao. Trong truyện, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng có ý nghĩa kết nối các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện của người cha đối với con vừa là biểu hiện tình cảm cha con sâu nặng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, tinh tế. Bằng các nghệ thuật trên, tác giả đã diễn tả một cách cảm động tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong tình cảnh éo le của chiến tranh, của cha con ông Sáu. Qua đó khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc. Sông có thể chảy mãi, dòng chảy hôm qua khác dòng chảy hôm nay. Nhưng những gì là nhân văn thì mãi ở lại. Và Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con, mãi ở lại trong trái tim người đọc. Loigiaihay.com Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:
Quảng cáo
|