Bài 27: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thứcQuan sát và mô tả những điều em thấy trong bức tranh dưới đây. Theo em, thông điệp của bức tranh là gì? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Quan sát và mô tả những điều em thấy trong bức tranh dưới đây. Theo em, thông điệp của bức tranh là gì? Phương pháp giải: - Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng - Chỉ ra được thông điệp của bức tranh Lời giải chi tiết: - Qua quan sát, em có thể mô tả bức tranh như sau: Bức tranh có những bạn nhỏ với ngoại hình và trang phục khác nhau nhưng tất cả đều vui vẻ, chan hoà và đoàn kết khi đứng cạnh nhau => Từ mô tả trên, em nhận thấy thông điệp của bức tranh là kêu gọi tất cả mọi người trên trái đất hãy chung tay xây dựng một thế giới hoà bình, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau Khám phá 1 Đọc thông tin, em hãy: - Kể lại truyền thuyết về chim bồ câu và cành ô liu - Nêu mong ước của nhân loại qua Thế vận hội Ô-lim-píc và tổ chức Liên hợp quốc Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1. Nhân loại xây dựng thế giới hòa bình (SGK trang 112) - Kể lại được truyền thuyết về chim bồ câu và cành ô liu và mong ước của nhân loại qua Thế vận hội Ô-lim-píc và tổ chức Liên hợp quốc Lời giải chi tiết: - Qua thông tin đọc được, em có thể kể về truyền thuyết về chim bồ câu và cành ô liu như sau: Khi con người sinh sống trên mặt đất mỗi lúc một đông thì cái ác cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn, vì vậy Thượng đế đã trừng phạt con người bằng một trận đại hồng thuỷ. Có chàng Nô-ê lương thiện nên nhận được ân sủng của Thượng đế, Nô-ê đóng một chiếc thuyền lớn, đưa người và tất cả động vật lên thuyền. Trận đại hồng thuỷ kéo dài hàng trăm ngày, làm ngập chìm tất cả núi cao, nhà cửa,...Nô-ê thả cho một con chim bồ câu bay ra khỏi thuyền. Lần thứ nhất, con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về chứng tỏ rằng khắp nơi vẫn còn là nước. Bảy ngày sau, bồ câu lại được thả ra, bay trở về với cành ô liu tươi ngậm trên mỏ chứng tỏ nước đã rút một phần để lộ ra những nhánh cây non. Nô-ê tiếp tục thả bồ câu ra, lần này thì nó bay đi và không về nữa chứng tỏ nước đã rút hết. Thế là, Nô-ê đưa cả gia đình trở về, bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới. Từ truyền thuyết đó, hình ảnh chim bồ câu ngậm cành ô liu được coi là biểu tượng của hoà bình - Mong ước của nhân loại qua Thế vận hội Ô-lim-píc: Tôn vinh nền hoà bình thế giới - Mong ước của nhân loại qua tổ chức Liên hợp quốc: Bảo vệ hoà bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới Khám phá 2 Đọc thông tin và quan sát hình 5, hãy thảo luận và nêu một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Một số biện pháp xây dựng thế giới hòa bình (SGK trang 114) - Chỉ ra một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình Lời giải chi tiết: - Qua thông tin đọc được và quan sát hình ảnh, em có thể nêu một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình là: + Tìm hiểu và tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình + Tuyên truyền mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái, không kì thị, phân biệt chủng tộc, màu da + Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình Luyện tập Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về ý nghĩa của các tổ chức, phong trào vì hòa bình thế giới
Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1. Nhân loại xây dựng thế giới hòa bình (SGK trang 112) - Chỉ ra được ý nghĩa của các tổ chức, phong trào vì hòa bình thế giới Lời giải chi tiết:
Vận dụng Hãy kể một hoạt động em đã tham gia (hoặc em biết) để góp phần xây dựng nền hòa bình thế giới Phương pháp giải: - Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng - Chia sẻ một hoạt động em đã tham gia để góp phần xây dựng nền hoà bình thế giới Lời giải chi tiết: Em có cơ hội thể hiện ý tưởng của mình qua các nét vẽ về hòa bình, phản đối chiến tranh. Mỗi bức tranh đều thể hiện một câu chuyện riêng như tinh thần đoàn kết các dân tộc trên toàn thế giới; phong trào phản đối chiến; cánh chim bồ câu biểu tượng của hòa bình quốc tế; dấu ấn Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc...
Quảng cáo
|