Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ - SGK Địa lí 12 Cánh diềuDựa vào thông tin và hình 21.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I 1 Câu hỏi mục 1 trang 108 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 21.1, hãy: - Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ. - Trình bày về phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 108. Lời giải chi tiết: - Bắc Trung Bộ là một phần lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. - Tiếp giáp: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng; Lào. - Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. - Diện tích tự nhiên khoảng 51,2 nghìn km2, có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo, trong đó có huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). ? mục I 2 Câu hỏi mục 2 trang 109 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày khái quát về dân số ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 108 – 109. Lời giải chi tiết: - Năm 2021, dân số vùng khoảng 11,2 triệu người; tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,93%. - Mật độ dân số là 218 người/km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 25% tổng số dân toàn vùng (2021). - Nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Mường, Bru Vân Kiều, Tà Ôi,... - Người dân có truyền thống lao động cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, chinh phục và thích ứng với thiên nhiên, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. ? mục II 1 Câu hỏi mục 2 trang 110 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 21.1, hãy phân tích thể mạnh, hạn chế để hình thành và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 109 – 110. Lời giải chi tiết:
? mục III 1 Câu hỏi mục 1 trang 112 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 21.2, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật của nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 111 – 112. Lời giải chi tiết: - Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với Bắc Trung Bộ. - Hiện nay, nông nghiệp chú trọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. - Năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm74,5 % giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.
? mục III 2 Câu hỏi mục 2 trang 112 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 21.2, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật của lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 112. Lời giải chi tiết: - Năm 2021, giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 6,8% cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ. - Lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng và chăm sóc rừng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Bắc Trung Bộ. - Khai thác gỗ và lâm sản: + Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, năm 2021 chiếm khoảng 25% của cả nước. + Các tỉnh có lượng gỗ khai thác nhiều: Nghệ An, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế. + Ngoài gỗ, các sản phẩm khác: củi, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ,... cũng được khai thác và đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ dân. - Trồng rừng và chăm sóc rừng: + Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng được đẩy mạnh → rừng trồng tăng liên tục. + Diện tích rừng trồng chiếm hơn 20% diện tích rừng trồng của cả nước (2021). + Các tỉnh có diện tích rừng trồng nhiều là: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,.... + Ở ven biển, rừng ngập mặn được trồng mới và bảo vệ nghiêm ngặt. + Việc bảo vệ, trồng rừng và phát triển vốn rừng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giúp điều hoà nguồn nước và ứng phó với lũ đột ngột trên các sông. Đối với vùng ven biển, rừng có tác dụng trong việc chắn gió, bão, hạn chế xâm thực bờ biển và ngăn cát bay, cát chảy.... vào đồng ruộng và khu dân cư. ? mục III 3 Câu hỏi mục 3 trang 114 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 21.2, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật của ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 114. Lời giải chi tiết: Thuỷ sản đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Bắc Trung Bộ. Giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm 18,7% giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng (2021). - Nuôi trồng thủy sản: + Chiếm hơn 6 % tổng diện tích nuôi trồng của cả nước (2021). + Phát triển chủ yếu ở các bãi triều, mặt nước ao hồ, nước lợ, đầm phá nước ngọt. + Cá, tôm được nuôi chủ yếu bằng các mô hình thâm canh, bán thâm canh đã mang lại hiệu quả cao; ngoài ra, vùng còn nuôi một số loài đặc sản có giá trị kinh tế cao. + Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn: Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,... - Khai thác thủy sản: + Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng liên tục, chiếm hơn 10% tổng sản lượng khai thác của cả nước (2021). + Đánh bắt thuỷ sản xa bờ được đẩy mạnh bằng việc thay đổi trang thiết bị công nghệ, đặc biệt trong khâu chế biến và hệ thống định vị tàu cá. + Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vừa có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta. + Các tỉnh có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn: Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình,... Luyện tập 1 Câu hỏi 1 trang 114 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào bảng 21.2, hãy tính tỉ trọng diện tích rừng trồng trong tổng diện tích rừng của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021 và nêu nhận xét. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12. Lời giải chi tiết: - Tỉ trọng rừng trồng = diện tích rừng trồng/tổng diện tích rừng*100 Tỉ trọng diện tích rừng trồng trong tổng diện tích rừng của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)
Diện tích rừng trồng giai đoạn 2010 – 2021 tăng liên tục, tăng từ 24,2% năm 2010 đã tăng lên 29,7% năm 2021, tăng 5,5%. Luyện tập 2 Câu hỏi 2 trang 114 SGK Địa lí 12, Cánh diều Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một trong hai nội dung dưới đây của Bắc Trung Bộ: - Sản phẩm nổi bật của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Vai trò của rừng đối với kinh tế – xã hội, môi trường. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn. Lời giải chi tiết: *Cây lạc Cây lạc là cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất ở Bắc Trung Bộ. Năm 2021, sản lượng lạc đạt 106985,4 tấn, chiếm khoảng 24,9% sản lượng lạc cả nước (cả nước đạt 430366,5 tấn). Lạc được trồng nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Cụ thể: Nghệ An dẫn đầu với 33546,4 tấn (chiếm khoảng 31,4% sản lượng lạc của cả vùng), Hà Tĩnh đạt 29129,7 tấn (chiếm khoảng 27,2% sản lượng lạc của cả vùng), Thanh Hóa đạt 20717,5 tấn (chiếm khoảng 19,4% sản lượng lạc của cả vùng). Cây lạc chủ yếu được trồng trên đất cát pha ở dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ. Hiện nay, ngoài các giống truyền thống, các giống lạc năng suất cao, nhiều dầu đang được thử nghiệm ở một số địa điểm như mô hình sản xuất thử nghiệm giống lạc CNC1 trên diện tích 04 ha tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. * Vai trò của rừng đối với kinh tế – xã hội, môi trường: Rừng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường. Về vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, rừng phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện; rừng phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Đối với xã hội, rừng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội... Trong cuộc sống, các cây rừng sẽ thải ra dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Về kinh tế, rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm, phục vụ nhu cầu đời sống xã hội...
Quảng cáo
|