Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8

Từ thí nghiệm bố trí ở Hình 20.1 SGK KHTN 8, hãy mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

20.1

Từ thí nghiệm bố trí ở Hình 20.1 SGK KHTN 8, hãy mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm và mô tả hiện tượng

Lời giải chi tiết

- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.

- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.

Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

20.2

1. Từ các kết quả thí nghiệm ở Hình 20.2 SGK KHTN 8, rút ra nhận xét gì?

2. Điện tích trên đũa thủy tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không?

3. Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Quan sát thí nghiệm và mô tả hiện tượng

Lời giải chi tiết

1. Chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh sau khi cọ sát đều bị nhiễm điện.

2. Điện tích trên đũa thủy tinh khác loại với điện tích trên đũa nhựa.

3.

- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau

- Các điện tích khác loại thì hút nhau.

20.3

Vì sao những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Phương pháp giải:

Từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu kiến thức qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra là do khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

20.4

Dựa vào kiến thức cấu tạo của nguyên tử trong sách Khoa học tự nhiên lớp 7, trả lời các câu hỏi sau:

1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Hãy vẽ hình mô tả cấu tạo nguyên tử.

2. Electron trong nguyên tử có thế dịch chuyển như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức cấu tạo của nguyên tử trong sách Khoa học tự nhiên lớp 7

Lời giải chi tiết

1. 

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Nguyên tử gồm:

- Hạt nhân có hạt proton mang điện tích dương, hạt neutron không mang điện 

- Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

Hình mô tả cấu tạo nguyên tử

 

2. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào.

20.5

Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về nhiễm điện do cọ xát

Lời giải chi tiết

Cánh quạt quay liên tục tạo ra lực ma sát, cánh quạt lúc này sẽ ma sát với không khí gây tích điện, tạo ra lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi. Vì vậy, sau 1 thời gian sử dụng bụi sẽ bị hút bám dính vào cánh quạt.

20.6

Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về nhiễm điện do cọ xát

Lời giải chi tiết

Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô gây nên sự cọ xát làm cho chúng nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải lại nên ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng.

20.7

Hai vật nhiễm điện do cọ xát để gần nhau thì chúng tác dụng với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào điện tích của vật khi bị cọ xát

Lời giải chi tiết

- Nếu cùng loại thì chúng sẽ đẩy nhau

- Nếu khác loại thì chúng hút nhau

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close