Bài 11. Muối trang 33, 34, 35, 36 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8Quan sát bảng 11.1, SGK KHTN 8 và thực hiện các yêu cầu: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
11.1 Quan sát bảng 11.1, SGK KHTN 8 và thực hiện các yêu cầu: 1. Nhận xét sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở bảng 11.1 là gì? 2. Nhận xét cách gọi tên muối. Phương pháp giải: Dựa vào bảng 11.1 theo dõi để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: 1. Công thức phân tử của acid và phân tử muối khác nhau là phân tử acid gồm các nguyên tử H liên kết với anion gốc acid còn phân tử muối nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Đặc điểm chung của các phản ứng trong bảng 11.1 là có acid là chất tham gia, sản phẩm tạo thành là muối. 2. Cách gọi tên muối: Tên kim loại (Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + Tên gốc acid 11.2 Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogen sulfate, sodium hydrogen carbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogen phosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm của muối và cấu tạo của muối, tính chất hoá học của muối, và cách gọi tên của muối Lời giải chi tiết: Công thức của các muối sau: potassium sulfate: K2SO4. sodium hydrogensulfate:NaHSO4 sodium hydrogen carbonate: NaHCO3 sodium chloride: NaCl sodium nitrate: NaNO3 calcium hydrogen phosphate: CaHPO4 magnesium sulfate: MgSO4 copper(II) sulfate: CuSO4 11.3 Gọi tên các muỗi sau: AlCl3, KCI, Al2(SO4)3, MgSO4, NH4NO3, NaHCO3. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm của muối và cấu tạo của muối, tính chất hoá học của muối, và cách gọi tên của muối Lời giải chi tiết: Gọi tên các muối sau: AlCl3: Aluminum chloride KCl: Potassium Chloride Al2(SO4)3: Aluminum sulfate MgSO4: Magnesium sulfate NH4NO3: Ammonium nitrate 11.4 Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4. Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm của muối và cấu tạo của muối, tính chất hoá học của muối, và cách gọi tên của muối Lời giải chi tiết: PTHH: 2KCl + MgSO4 → K2SO4 + MgCl2 11.5 Tiến hành thí nghiệm Tìm hiểu tính chất hóa học của muối (trang 50, SGK KHTN 8), quan sát thí hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau: Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu: 1. Viết phương trình hóa học giải thích hiện tượng xảy ra. 2. Kết luận về tính chất hóa học của muối. Phương pháp giải: Quan sát thí nghiệm ở hình 11.1 để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: 1. PTHH: (1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xám Iron (Fe) bị 1 lớp đồng đỏ phủ lên bề mặt. (2) BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch. (3) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch. (4) CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu xanh lam không tan trong dung dịch. 2. Kết luận: Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới Muối + acid → muối mới + acid mới Muối + muối → 2 muối mới Muối + base → muối mới + base mới Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa (không tan) 11.6 Trong dung dịch giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hóa học của các phản ứng đó.
Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hoá học của muối để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết:
PTHH Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3(↓) Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4(↓) Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 ↑ + H2O 11.7 Cho dãy các chất sau: H3PO4, NH4Cl, AgNO3, BaSO4, Fe(OH)3, CaO, Na2CO3, Al2(SO4)3, KMnO4 a) Có bao nhiêu chất thuộc loại muối? Gọi tên các muối đó b) Có bao nhiêu muối tan? c) Có bao nhiêu muối bị phân hủy khi nung nóng? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về phân loại muối và nhận biết muối tan Lời giải chi tiết: a) Có 6 muối NH4Cl: ammonium chloride AgNO3: silver nitrate BaSO4: barium sulfate Na2CO3: sodium carbonate Al2(SO4)3: aluminum sulfate KMnO4: potassium manganate (VII) b) Có 5 muối tan: NH4Cl, AgNO3, Na2CO3, Al2(SO4)3, KMnO4 c) Có 3 muối bị nhiệt phân: NH4Cl, AgNO3, KMnO4
Quảng cáo
|