Tổng hợp 5 đề kiểm tra học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp 5 đề kiểm tra học kì 1 Văn 8 kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới

                 Đất Vị Hoàng

    Có đất nào như đất ấy không?

    Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

    Nhà kia lỗi phép con khinh bố,

    Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

    Keo cú người đâu như cứt sắt,

    Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

    Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

    Có đất nào như đất ấy không?

                           (Trần Tế Xương,Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn

D. Lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

A. Vui mừng, phấn khởi

B. Trào phúng, mỉa mai

C.  Buồn, ngậm ngùi

D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ đã nêu lên những thực trạng gì của xã hôi?

A. Con khinh bố

B. Vợ chửi chồng

C. Con người keo kiệt, tham lam

D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Câu thơ “Keo cú người đâu như cứt sắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về con người Tú Xương?

A. Là con người tài năng, cá tính, phóng túng

B. Là nhà Nho khuôn phép, trung thành với các lễ nghi, khuôn khổ

C. Là người ngông nghênh, ngất ngưởng

D. Là con người bản lĩnh, anh hung.

Câu 7: Hai câu thơ sau nói về điều gì

    Keo cú người đâu như cứt sắt,

    Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

A. Nói về những câu chuyện đáng buồn trong xã hội

B. Nói về những kẻ hằn học, thù oán người khác

C. Nói về những người keo kiệt, tham lam trong xã hội

D. Nói về những thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 8: Phân tích ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ trên

Câu 9: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ

Câu 10: Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của một bài thơ Đường luật đã để lại cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm

Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

 Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:

 - Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

 Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:

 - Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

 Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng.

 Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn:

  - Bớ ba quân!

 Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước.

 Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

-  Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu.

-  Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […]

- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.

(Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận                    

B. Tự sự, nghị luận, miêu tả

C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm                     

D.Tự sự, thuyết minh, nghị luận

Câu 2. Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì?

A. Trao kiếm

B. Dặn dò nhiều điều

C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức

khỏe.

D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.

 Câu 3. Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì?

A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân.

B. Ban kiếm Thượng Phương , quyền gặp vua bất cứ lúc nào.             

C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ.                            

D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau.                   

Câu 4. Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở?

A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược.

B. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho việc lên ngôi của Trần Quốc Tuấn.

C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung.

D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử.

Câu 5. Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu  sau cho ta thấy vua là người như thế nào?

A. Vua rất anh minh

B. Vua rất tin tưởng Trần Quốc Tuấn

C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông.

D. Cả A,B,C.

Câu 6. Em hiểu thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua: Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.

A. Trần Quốc Tuấn quyết tâm không thể hiện tài năng, chứng tỏ bản thân mình cho vua xem

B. Trần Quốc Tuấn tự tin và thể hiện quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua.

C. Trần Quốc Tuấn hứa hẹn chiến thắng quân giặc.

D. Trần Quốc Tuấn tự tin sẽ bảo vệ danh dự cho vua, quyết tâm bảo vệ hoàng cung, không phụ lòng mong mỏi của vua.

Câu 7. Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề”. Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc gì của Trần Quốc Tuấn?

A. Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban.

B. Trần Quốc Tuấn thấy vui vẻ.

C. Trần Quốc Tuấn thấy ai cũng đáng tin yêu

D. Trần Quốc Tuấn thấy dân tộc mình thật kiên cường.

Câu 8. Có thể hiểu câu dặn dò của vua  với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào?

A. Vua đã già không thể gánh vác đất nước, mọi sự nhờ cậy vào Trần Quốc Tuấn

B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước.

C. Vua thấy Trần Quốc Tuấn tuổi cao, sức yếu nên cần giữ gìn sức khoẻ.

D. Cả A, B, C

Trả lời câu hỏi:

Câu 9.  Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn?

Câu 10. Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong nhiều chuyến đi tham quan, trải nghiệm  của em, em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi ấn tượng nhất cho bạn bè và thầy cô được biết. 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

                                  ( Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn

B. Bảy chữ

C. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Đâu không phải là từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ?

A. Lảng bảng

B. Hoàng hôn

C. Ngư ông

D. Gió cuốn

Câu 3. Từ “cô thôn” trong câu “Gõ sừng, mục tử lại cô thôn” có nghĩa là:

A. Người con gái ở vùng quê

B. Vùng quê hẻo lánh

C. Người con gái cô đơn

D. Người chăn trâu ở vùng quê hẻo lánh.

Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi

B. Xót xa, sầu tủi

C.  Buồn, ngậm ngùi

D. Cả ba phương án trên

Câu 5. Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của  người lữ  khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà

C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D. Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7. Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8. Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng

B. Yêu nhà, yêu quê hương

C. Sự hoài cổ

D. Khát khao tình yêu mãnh liệt.

Câu 9. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu  thơ sau:

                          Gác mái, ngư ông về viễn phố,
                            Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu10. Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II.  Viết  (4,0 điểm)

  Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà  của Bà Huyện Thanh Quan .

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 4

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

    THỎ VÀ RÙA

Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa         thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ. Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:

- Ðừng có đùa dai! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh            bạn hay sao.

Rùa mỉm cười:

- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.

Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là         cuộc thi bắt đầu. Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các  thú khác ở dọc đường cổ vũ. Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu chơi cho bõ ghét. Ðợi  một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiếp vừa lẩm bẩm:

- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống ta sẽ chạy tiếp  cũng chẳng muộn gì!

Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con  rùa ì ạch bò tới. Nó bỏ qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò  náo nhiệt. Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng.                       (https://sites.google.com/site/158truyenngungonaesop/131---150)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính

A. Biểu cảm

B. Miêu tả   

C. Nghị luận    

D. Tự sự

Câu 2. Truyện “Thỏ và rùa” kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi kể thứ nhất.

B. Ngôi kể thứ hai.

C. Ngôi kể thứ ba.

D. Ngôi kể thứ tư.

Câu 3. Đâu không phải là từ tượng hình được sử dụng trong văn bản?

A. Thiêm thiếp                     

B. Chậm chạp

C.  Trường đua

D. Lẩm bẩm

Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Thỏ và Rùa?

A. Giải thích nguyên nhân của sự chủ quan, kiêu ngạo.

B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt, sự chăm chỉ, nỗ lực.

C. Bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người.

D. Giải thích nguyên nhân sự chăm chỉ và tự tin của rùa.

Câu 5. Truyện xoay quanh sự việc nào?

A. Thỏ và rùa thách nhau chạy thi.

B. Thỏ khinh thường rùa chậm chạp.

C. Rùa cần mẫn chăm chỉ nỗ lực thi chạy.

D. Cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa.

Câu 6. Hành động của thỏ trong tác phẩm thể hiện tính cách gì?

AKiêu ngạo, chủ quan.

B. Khinh thường, nhanh nhẹn.

C. Chủ quan, chậm chạp.

D. Tự tin, nhanh nhẹn.

Câu 7. Xác định nghĩa của phó từ “đã, đang, vẫn, cứ” trong văn bản?

A. Chỉ thời gian, sự tiếp diễn.                   

B. Chỉ không gian, sự tiếp diễn.                

C. Chỉ thời gian, sự phủ định.

D. Chỉ thời gian, kết quả.

Câu 8.

Câu 9. Thông điệp cuộc sống mà văn bản gợi cho em là gì?

Câu 10. Có bạn cho rằng: bài học vẫn không có gì thay đổi, nếu thay hai nhân vật thỏ và rùa trong truyện bằng hai nhân vật đều là thỏ hoặc hai nhân vật đều là rùa chạy thi với nhau; và vì một lí do nào đó, con vật tưởng là    yếu hơn, chậm hơn đã giành chiến thắng. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 5

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Tháng 6, ngày 24, sao sa.

Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?”

Hưng Đạo Vương trả lời:

- Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.

Quốc Tuấn là con An Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. An Sinh Vương trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn giối giăng rằng:

- Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.

Quốc Tuấn ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

Đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người gia nô can ông:

- Làm kế ấy tuy được phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú quý hay sao? Chúng tôi xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người ta làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi!

Quốc Tuấn cảm phục đển khóc, khen ngợi hai người.

Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương:

- Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?

Hưng Vũ Vương trả lời:

- Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng một họ!

Quốc Tuấn ngẫm cho là phải.

Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa:

- Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.

Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

- Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra.

Định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương:

- Sau khi ta chết, đậy nắp quân tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.

Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng thái sư Thương phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ của Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Lại vì ông có công lao lớn, gia phong là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi giặc Hồ vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không dám cho họ tước lang tướng thực, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy.

Quốc Tuấn lại từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện Kỉ Tín chết thay để thoát Hán Cao, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Thế là dạy đạo trung đó.

Khi sắp mất, ông dặn con rằng:

- Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục.

Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy.

Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”, Quốc Tuấn trả lời: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

(Trích Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được

A. So sánh, điệp ngữ, nhân hoá

B. So sánh, liệt kê, ẩn dụ

C. Điệp từ, liệt kê, so sánh

D. So sánh

Câu 3. Vì sao Quốc Tuấn khi nghe những lời “giối giăng” của cha thì dấu kín trong lòng, chỉ đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân, quyền nước đều do ở mình ông mới đem lời cha dặn nói với gia nô Dã Tượng, Yết Kiêu?

A. Vì muốn thử lòng các gia nô dưới quyền mình.

B. Vì muốn thử lòng mình, và muốn làm vơi đi một chuyện không vui.

C. Vì muốn nghiệm lại chủ kiến của mình và tìm thêm người chia sẻ.

D. Vì muốn vững tin hơn vào điều mình không cho là phải.

Câu 4. Khi vua hỏi về kế đánh quân Nguyên, ngoài kế thanh dã, dùng đoản (binh) chế trường (trận),… không dưới bốn lần, Hưng Đạo Đại Vương đặc biệt nhấn mạnh vào một điều mà ông luôn xem là “thượng sách”. “Thượng sách” đó, nói một cách đầy đủ mà khái quát nhất, là gì?

A. Phải thấy được sức mạnh đoàn kết toàn dân trong cả nước.

B. Vua tôi, tướng sĩ trong cả nước phải đồng tâm hiệp lực với nhau.

C. Vua tôi, tướng sĩ, binh lính phải thực lòng yêu thương nhau.

D. Phải thu phục lòng dân, tập hợp, phát huy bằng được sức mạnh, ý chí đoàn kết toàn dân.

Câu 5. Trong văn bản có nói đến binh pháp. Binh pháp được hiểu là:

A. Binh thư, pháp luật

B. Binh lính, pháp thuật

C. Phương pháp đào tạo binh lính

D. Binh thư, phương pháp

Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn:

A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược.

B. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái.

C. Là một vị vua đặt tình nhà trên nợ nước.

D. Là một người cống hiến cho đời sau nhiều tác phẩm quân sự có giá trị.

Câu 7. Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng mối quan hệ giữa trung và hiếu toát ra từ lời “kể tội” con của Quốc Tuấn: Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra ?

A. Trung là gốc là rễ, hiếu là ngọn là cành.

B. Trung là ngọn là cành, hiếu là gốc là rễ.

C. Trung, hiếu đều là gốc là rễ, tuy hai mà chỉ là một.

D. Trung, hiếu đều từ một gốc rễ mà ra

Câu 8. Câu Chúng tôi xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người ta làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi!” chứng tỏ Yết Kiêu, Dã Tượng luôn ghi nhớ quan niệm gì?

A. Làm việc tốt không phải để chờ ân thưởng.

B. Người trung hiếu không tính toán thiệt hơn.

C. Hễ thấy việc trung nghĩa thì phải làm.

D. Đất nước thái bình thì ai ai cũng được hưởng hạnh phúc

Câu 9. Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong văn bản?

Câu 10. Em rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close