Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: NHÀN Một mai, một cuốc, một cần câu (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào? A. Không làm gì vất vả, khó nhọc. B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh Câu 3. Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ A. Ung dung, thư thái trong việc làm, cùng như khhi vui chơi. B. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên. C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen D. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy . Câu 4.. Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Đạm bạc, thanh cao B. Thiếu thốn, nghèo khổ. C. Đầy đủ, sung túc D. Sang trọng, phú quý Câu 5. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt câu bài thơ là: A. Cô đọng, hàm súc B. Cầu kì, trau chuốt C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị D. Chân thực gần với ca dao Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ A. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa. C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn… D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thái độ coi thường phú quý và danh lợi. Câu 7. Câu thơ: “ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào? A. Người có lối sống thanh cao, khác đời. B. Người có lối sống thoát li, xa lánh cuộc đời C. Người có lối sống an nhàn, hưởng thụ D. Cả A và B đều đúng Câu 8. Quan niệm về khôn ,dại ở hai câu thơ có mối liên hệ với câu tuch ngữ nào? A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác C. Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại D.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1. “ Khi công nhận cái yếu của mình con người sẽ trở nên mạnh mẽ.” Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng trình bày cảm nghĩ của anh chị về câu nói trên? Câu 2. Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ sau: TỪ ẤY (Tố Hữu) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ... Tháng 7-1938 -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm → Đáp án: C
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu là Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh → Đáp án: D
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Ý không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ: Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên. → Đáp án: B
Phương pháp: Đọc kĩ nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: Hai câu 5-6 cho ta hiểu về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Đạm bạc, thanh cao → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là: Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị → Đáp án: C
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định nội dung văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Vẻ đẹp không phải của triết lí sống nhàn của bài thơ là: Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn… → Đáp án: C
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Câu thơ: “ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người Người có lối sống thanh cao, khác đời. → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức về tục ngữ Lời giải chi tiết: Quan niệm về khôn, dại ở hai câu thơ 3,4 có mối liên hệ với câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” → Đáp án: B PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức, kỹ năng của bản thân để viết đoạn văn - Giải thích: + Công nhận cái yếu nghĩa là con người có đủ dũng cảm, trung thực, năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện. + Công nhận cái yếu là nền tảng, tiền đề giúp con người có thêm nghị lực, thành công trong cuộc sống và công việc, giúp con người trưởng thành hơn và trở nên mạnh mẽ hơn. - Phân tích, chứng minh tính hai mặt của vấn đề: + Trong mỗi con người ai cũng có những thế mạnh và điểm yếu.( dẫn chứng) + Con người chỉ thực sự trở nên mạnh mẽ khi biết công nhận cái yếu của mình, biết nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách trung thực, nghiêm túc, thẳng thắn.(dẫn - Bình luận mở rộng vấn đề: + Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong cuộc sống, trong nhận thức. + Khi công nhận cái yếu của mình tức là bản thân không tự cao, tự đại, sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng khách quan, vô tư, biết vươn lên trong cuộc sống, học tập. + Ý nghĩa của vấn đề: không chỉ đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả tập thể, quốc gia, dân tộc. - Bài học nhận thức và hành động.
Phương pháp: a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|