Truyện Kiều- Đoạn trường tân thanh

I. Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du, và nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Bài tham khảo số 1

I. Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du, nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều.

1. Tác giả.

         Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điển, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyền Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phù Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chi đỗ 'Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc".

         Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

"Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sõng Rum hết nước, họ này hết quan".

         Nguyễn Du chi làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê - Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về quẽ vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua  mườỉ năm gió bụi", có lúc ốm đau khóng có thuốc, mái lóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hổng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng), "Nam Hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Nam Hải):

"Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bây nhiên!".

         Năm 1802, Gia Long triệu Nguyền Du ra làm quan. Chi trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đinh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quổc (1813-1814). giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và qua đời.

         Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. về chữ Hán có 3 tập thơ:

-  Nam trung tạp ngâm.

-  Bắc hành tạp lục.

-  Thanh Hiên thi tập.

Về thơ chữ Nôm có:

-  Truyện Kiều.

-  Văn chiêu hồn.

         Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta:

"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày ".

{"Kính gửi Cụ Nguyễn Du" - Tô' Hữu)

2. Nguồn gốc và giá trị "Truyện Kiều".

a. Nguồn gốc:

Nguyền Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiền truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc mà sáng tạo ra "Truyện Kiều” bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam.

b. Giá trị:

-   ''Truyện Kiều” thấm nhuần tinh thần nhận đạo cao dẹp và có giá trị tô' cáo hiện thực sâu sắc.

-      ''Truyện Kiều” là một công trình nghệ thuật, về ngồn ngữ, về thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người,... bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trờ thành mẫu mực cổ điển vô song.

Loigiaihay.com

Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

 

Bài tham khảo số 3

 

Bài tham khảo số 4

  • Phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều

    Kiệt tác truyền Kiều của đại thi hào Ng.Du có 2 giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo (nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX – cuối Lê đầu Nguyễn), là tiếng nói của thương cảm trước số phận (thời đại) bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý,

  • Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du

    Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du

  • Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều

    Xưa nay, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều , người ta thường hay chú ý trước hết đế những chỗ dùng từ chính xác, từ hay , tinh tế thường được gọi là lối dùng từ đắt của Nguyễn Du ,cũng như cách dùng hư từ , khối lượng từ đồng nghĩa , từ có phong cách khẩu ngữ, từ mang phong vị ca dao , thành ngữ, tục ngữ …

  • Tinh thần nhân đạo cao cả là giá trị lớn nhất, sâu sắc nhất của Truyện Kiều.

    Tinh thần nhân đạo là cảm hứng nhân văn bao trùm lên toàn bộ Truyện Kiều. Đó là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người như tài sắc, lòng hiếu nghĩa, vị tha, chung thủy trong tình yêu.

  • Bình luận hai câu thơ trong Truyện Kiều: Đau đớn...lời chung.

    Hai câu thơ trên đã nói lên bi kịch về thân phận của người phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh. Nguyễn Du đã sống trong một thời đại đen tối là lúc chế độ phong kiến suy tàn, đầy rẫy thối nát, bất công và dã man.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close