Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyền Khoa Điềm, em thích hình ảnh thơ nàọ nhất? Viết một đoạn văn nói rõ cái hay của hình ảnh thơ ấy trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chúTrong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyền Khoa Điềm, em thích hình ảnh thơ nàọ nhất? Viết một đoạn văn nói rõ cái hay của hình ảnh thơ ấy trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú Quảng cáo
Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, hai câu thơ sau đã dựng lên một hình ảnh thơ đặc sắc: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”. Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng. Sự ấm áp cho những cây bắp trên đỉnh Ka-lưi - đang tỏa rạng trên lưng đồi phía xa. Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ngầm so sánh hình ảnh người con với mặt trời, nhà thơ khẳng định vai trò của người con đối với người mẹ. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực... Hình ảnh mặt trời “nằm trên lưng” khiến hình ảnh người mẹ chói lòa trong ánh sáng của lòng yêu thương, sự trìu mến. Đặc biệt, hai câu thơ còn có sự đối xứng nhịp nhàng: “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ”. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ cho hình thức thơ. *Chú thích: Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng: thành phần phụ chú. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực...: thành phần tình thái. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|