Thành ngữ nói về trường hợp con người càng tham vọng, ham muốn nhiều bao nhiêu thì khi thất bại lại càng cảm thấy thất vọng, đau khổ, cay đắng bấy nhiêu.
Thành ngữ nói về trường hợp con người càng tham vọng, ham muốn nhiều bao nhiêu thì khi thất bại lại càng cảm thấy thất vọng, đau khổ, cay đắng bấy nhiêu.
Giải thích thêm
Trèo: hành động trèo từ chỗ thấp lên chỗ cao, di chuyển từng nấc một.
Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, “trèo cao” ẩn dụ cho tham vọng, mong muốn cao; còn “ngã đau” ẩn dụ cho sự thất bại và thất vọng tràn trề.
Đặt câu với thành ngữ:
Bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng, bởi trèo cao ngã đau, sai lầm có thể khiến bạn phải trả giá đắt.
Chúng ta nên sống một cách bình dị và hài lòng với những gì mình có, đừng tham lam và mạo hiểm, vì ta có thể bị trèo cao ngã đau, đánh mất những gì đang có.
Anh ta trèo cao ngã đau, càng ngày càng thấy chán nản và mất hết động lực sống.
Thành ngữ thường được sử dụng để miêu tả một mối quan hệ thân thiết, gắn bó, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai người nữ giới. Nó gợi lên hình ảnh một tình cảm sâu sắc, vượt qua cả tình bạn thông thường, giống như tình cảm ruột thịt giữa những người chị em trong một gia đình.
Thành ngữ chỉ người giỏi giang và có đạo đức. Họ lúc nào cũng đem hết tài trí của mình ra để giúp đời, giúp người chứ không phải là hạng tiểu nhân ích kỉ nên được xã hội kính trọng, quý mến.
Thành ngữ nói đến cách giao tiếp, ứng xử của con người. Theo đó, ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, gặp ai lớn tưởi, có địa vị cao hơn, vai vế hơn mình thì mình cần lễ phép kính trọng. Còn đối với người kém tuổi hơn thì mình cần nhường nhịn, lấy sự hoà dịu để đối xử với họ.