Thành ngữ có hàm ý nói về việc ta nhìn nhận vẻ bề ngoài, ngoại hình của người khác để đoán tính cách, tình cảm, suy nghĩ của người đó.

Quảng cáo

Trông mặt mà bắt hình dong.


Thành ngữ có hàm ý nói về việc ta nhìn nhận vẻ bề ngoài, ngoại hình của người khác để đoán tính cách, tình cảm, suy nghĩ của người đó.

Giải thích thêm
  • Trông: nhìn.

  • Mặt: nét mặt, ngoại hình, vẻ bề ngoài.

  • Bắt: phát hiện ra.

  • Hình dong: tính nết, tình cảm, suy nghĩ bên trong con người.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Chúng ta không nên vội vàng trông mặt bắt hình dong, bởi bên trong họ có thể chứa một nhân cách hoàn toàn khác so với vẻ bề ngoài.

  • Có một số lúc, tôi nhận thấy trông mặt mà bắt hình dong lại là quan điểm đúng, vì một số người thể hiện bản chất của họ ở ngay cách ăn mặc bên ngoài.

  • Tôi không mấy thích cái cách anh ta trông mặt mà bắt hình dong, vì nhận xét của anh ấy quá phiến diện.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

  • Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

Quảng cáo
close