Trắc nghiệm Lý thuyết về viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích Văn 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

  • B

    Dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã nghe

  • C

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

  • D

    Dùng sơ đồ tư duy để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Câu 2 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi viết, em có thể chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong sách và thay đổi ngôi kể”

Đúng
Sai
Câu 3 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

  • A

    Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

  • B

    Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.

  • C

    Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Nếu đề bài yêu cầu kể truyện Thánh Gióng nhưng em không nhớ truyền thuyết này, em có thể kể sang truyện khác để dễ kể hơn”

Đúng
Sai
Câu 5 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Viết

Chuẩn bị

Câu 6 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A

    1 phần

  • B

    2 phần

  • C

    3 phần

  • D

    4 phần

Câu 7 :

Em hãy sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên để viết bài văn kể lại:

Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Câu 8 :

Tác phẩm nào dưới đây phù hợp với đề bài kể lại một truyện truyền thuyết?

  • A

    Sự tích Hồ Gươm

  • B

    Sọ Dừa

  • C

    Tấm Cám

  • D

    Thạch Sanh

Câu 9 :

Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phù hợp với đề bài kể lại một truyện cổ tích?

  • A

    Bánh chưng, bánh giày

  • B

    Tấm Cám

  • C

    Sọ Dừa

  • D

    Cậu bé thông minh

Câu 10 :

Đề bài: “Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

Với đề bài này, em phải sử dụng ngôi kể nào?

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất xen với ngôi thứ ba

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

  • B

    Dùng ngôn ngữ nói của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã nghe

  • C

    Dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

  • D

    Dùng sơ đồ tư duy để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.

Câu 2 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi viết, em có thể chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong sách và thay đổi ngôi kể”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Không chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích trong sách.

Câu 3 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?

  • A

    Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

  • B

    Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.

  • C

    Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể:

- Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.

- Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.

- Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

Câu 4 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Nếu đề bài yêu cầu kể truyện Thánh Gióng nhưng em không nhớ truyền thuyết này, em có thể kể sang truyện khác để dễ kể hơn”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi đề bài yêu cầu kể lại một truyện nhất định, em chỉ được kể lại câu truyện đó.

Câu 5 :

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích:

Tìm ý và lập dàn ý

Kiểm tra và chỉnh sửa

Viết

Chuẩn bị

Đáp án

Chuẩn bị

Tìm ý và lập dàn ý

Viết

Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Chuẩn bị

- Tìm ý và lập dàn ý

- Viết

- Kiểm tra và chỉnh sửa

Câu 6 :

Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?

  • A

    1 phần

  • B

    2 phần

  • C

    3 phần

  • D

    4 phần

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở bài: giới thiệu/ nêu lí do kể chuyện

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.

Câu 7 :

Em hãy sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên để viết bài văn kể lại:

Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Đáp án

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Phương pháp giải :

Em xem lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp:

- Lạc Long Quân là thần thuộc nòi Rồng, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng

- Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng.

- Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

- Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Câu 8 :

Tác phẩm nào dưới đây phù hợp với đề bài kể lại một truyện truyền thuyết?

  • A

    Sự tích Hồ Gươm

  • B

    Sọ Dừa

  • C

    Tấm Cám

  • D

    Thạch Sanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại thể loại các tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm phù hợp: Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm

Câu 9 :

Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phù hợp với đề bài kể lại một truyện cổ tích?

  • A

    Bánh chưng, bánh giày

  • B

    Tấm Cám

  • C

    Sọ Dừa

  • D

    Cậu bé thông minh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại thể loại của các văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.

Câu 10 :

Đề bài: “Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

Với đề bài này, em phải sử dụng ngôi kể nào?

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất xen với ngôi thứ ba

Đáp án

Ngôi thứ nhất

Phương pháp giải :

 Em xem lại đề bài yêu cầu và lựa chọn ngôi kể phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Với đề bài trên, em sử dụng ngôi kể thứ nhất.

close