Trả lời câu hỏi mục 3 trang 130 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

1. Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22-6. 2. Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn; còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

Đề bài

1. Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22-6.

Hình 7.4 Nửa sáng – tối của Trái Đất vào ngày 22-6

2. Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Hình 7.5. Độ dài ban ngày ở các vĩ độ khác nhau vào ngày 22-06

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1. Quan sát hình 7.4, kết hợp với nội dung trong SGK

2. Quan sát hình 7.5, vận dụng kiến thức trong SGK về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Lời giải chi tiết

1. Độ dài ngày đêm ở 2 chí tuyến ngày 22-6

- Chí tuyến Bắc: Có ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm.

- Chí tuyến Nam: Có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất trong năm.

2. Độ dài ngày - đêm trên Trái Đất

- Ngày 22-6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời => mùa nóng. Độ dài ban ngày của các vĩ độ:

+ Xích đạo: 12 giờ.

+ 20oB: 13 giờ 13 phút.

+ 30oB: 13 giờ 56 phút.

+ 60oB: 18 giờ 30 phút.

+ Vòng cực Bắc đến cực Bắc: 24 giờ.

=> Càng xa Xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn.

- Ngày 22-6, bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời => mùa lạnh. Độ dài ban ngày của các vĩ độ:

+ Xích đạo: 12 giờ.

+ 20oN: 10 giờ 46 phút.

+ 30oN: 10 giờ 5 phút.

+ 60oN: 5 giờ 40 phút.

+ Vòng cực Nam đến cực Nam: 0 giờ.

=> Càng xa Xích đạo, vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Loigiaihay.com

  • Giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

    Trong các ngày 21-3, 22-6, 23-9 và 22-12, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu vào các vĩ tuyến nào trên Trái Đất? Tại sao?

  • Giải bài 2 luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

    Dưới đây là một đoạn hội thoại giữa bạn Huy và chị: - Chị bạn Huy: Cuối tháng 12 chị sẽ đi công tác ở Ô-xtrây-li-a hai tuần nhé Huy. - Bạn Huy: Chị nhớ mang theo nhiều áo ấm vào nhé. Cuối tháng 12 sẽ rét lắm đấy ạ! - Chị bạn Huy: Không lo đâu em, cuối tháng 12 thì Ô- xtrây-li-a lại nóng rồi. Theo em, chị bạn Huy nói đúng không? Vì sao?

  • Giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 131 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

    Tục ngữ nước ta có câu: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. - Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên? - Trong ba thành phố Hà Nội (21o01’B), Huế (16o24′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10o47′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 128 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

    1. Hãy cho biết từng bức ảnh trong hình 72 thể hiện mùa nào. Dựa vào đâu mà em khẳng định như vậy? 2. Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy cho biết: - Ngày 23-9, nhiệt độ và ánh sáng trên bề mặt Trái Đất được phân bố như thế nào? - Ngày 22-12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến nào trên Trái Đất. 3. Hãy xác định các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam trong các khoảng thời gian...

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 127 SGK Địa lí 6 Cánh Diều

    Quan sát hình 7.1, hãy: - Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Nhận xét trục của Trái Đất trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close