Tổng hợp bài tập Chủ đề 5. Ôn tập truyện cổ tích

Tải về

Lý thuyết, bài tập truyện cổ tích

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Lý thuyết

1. Lý thuyết truyện cổ tích

Yếu tố

Cổ tích

Khái niệm

Là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa

Cốt truyện

Thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ

Nhân vật

Đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác)

Mạch truyện

Được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện

Lời kể

Thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gain không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khấc nhâu ở cùng một cốt truyện

Yếu tố kì ảo

Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo

 

2. Khái quát nội dung chính các văn bản

Văn bản

Tóm tắt

Nội dung chính

Giá trị nghệ thuật

Thạch Sanh

Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước.

Truyện ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian. Thể hiện ước mơ về sự đổi đời, ước mơ đạo lí của nhân dân: cái thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh,…

- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)

- Xây dựng hai nhân vật đối lập.

Cây khế

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. 

Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo. 

Vua chích chòe

Nhà vua nọ có một cô con gái xinh đẹp nhưng tính tình kiêu ngạo. Một lần, vua cho mời các chàng trai ở khắp nước gần xa tới thiết tiệc linh đình để chọn phò mã. Công chúa chê hết người này đến người khác, đặt cho họ những biệt danh kì lạ. Nhà vua vô cùng tức giận liền ra lệnh sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một người hát rong đi qua, nhà vua liền gọi vào và gả công chúa cho. Công chúa rời khỏi hoàng cung, theo người ăn xin. Trên đường đi, cô tiếc nuối vì đã không lấy Vua chích chòe khi biết rừng, thảo nguyên, thành phố mình đi qua là của vua. Những ngày tháng sau đó, công chúa phải làm những công việc nhà: đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Một lần trong cung tổ chức lễ cưới cho vua, cô cũng lén vào xem. Công chúa đã biết được sự thật người hát rong chính là Vua chích chòe. Cô nhận ra lỗi lầm, hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau.

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.

Đề bài

Câu 1: Truyện cổ tích là gì? Nhân dân muốn gửi gắm điều gì qua kết thúc của truyện cổ tích?

Câu 2: Có những kiểu nhân vật nào xuất hiện trong truyện cổ tích?

Câu 3: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Tóm tắt truyện Thạch Sanh.

Câu 4: Liệt kê những thử thách, chiến công của nhân vật Thạch Sanh

STT

Thử thách

Chiến công

Phần thưởng

Vũ khí

Nhận xét

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 5: Nêu ý nghĩa truyện Cây khế.

Câu 6: Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?

Câu 7: Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

Câu 8: Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.

Câu 9: Hãy nêu tính cách của công chúa trong truyện cổ tích Vua chích chòe.

Câu 10: Qua văn bản Vua chích chòe, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo.

Hướng dẫn giải

Câu 1:

Truyện cổ tích là gì? Nhân dân muốn gửi gắm điều gì qua kết thúc của truyện cổ tích?

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức đã học về truyền thuyết

Lời giải chi tiết:

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội.

- Qua kết thúc của truyện cổ tích, nhân dân muốn gửi gắm mong ước về lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

Câu 2:

Có những kiểu nhân vật nào xuất hiện trong truyện cổ tích?

Phương pháp:

Ôn lại kiến thức đã học về truyền thuyết

Lời giải chi tiết:

Những kiểu nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích:

- Kiểu nhân vật dũng sĩ

- Kiểu nhân vật thông minh

- Kiểu nhân vật ngốc nghếch

- Kiểu nhân vật hiền lành, tốt bụng

- Kiểu nhân vật quan lại, người giàu

- Kiểu nhân vật người anh

- Kiểu nhân vật người mẹ ghẻ

- Kiểu nhân vật người mẹ chồng

- Kiểu nhân vật người em, người mồ côi

- Kiểu nhân vật xấu xí

- Kiểu nhân vật người con dâu…

Câu 3:

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Tóm tắt truyện Thạch Sanh.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Thạch Sanh

Lời giải chi tiết:

- Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ.

- Tóm tắt: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước.

Câu 4:

Liệt kê những thử thách, chiến công của nhân vật Thạch Sanh

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý chi tiết thử thách, chiến công và nêu nhận xét

Lời giải chi tiết:

STT

Thử thách

Chiến công

Phần thưởng

Vũ khí

Nhận xét

1

Bị lừa đi canh miếu

 

Giết chằn tinh, mang lại hòa bình cho làng xóm

 

Cung tên vàng

Búa

- Thử thách bất ngờ, không có sự chuẩn bị trước

- Thạch Sanh bình tĩnh, dũng cảm, có sức mạnh và tài phép phi thường

- Công cụ lao động cũng có thể diệt trừ cái ác

2

Giết đại bàng

Cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề; mang lại bình yên cho những gia đình

Chiếc đàn

Cung tên

- Thạch Sanh dũng cảm, nhiều tài phép, cả tin

- Không tham lam, không vụ lợi

- Tâm hồn nghệ sĩ

3

Bị vu oan

 

 

Chiếc đàn

- Dũng cảm, tin tưởng vào công lý, tin tưởng vào bản thân

- Tâm hồn nghệ sĩ, tài hoa

- Tha cho mẹ con Lý Thông => bao dung

4

Đánh quân mười tám nước chư hầu

Đánh quân mười tám nước chư hầu

Đánh lui quân chư hầu, mang lại hòa bình cho đất nước

Cưới công chúa, lên ngôi vua

- Chiến thắng bằng lòng vị tha, nhân hậu

- Niêu cơm: khát vọng ấm no; yêu chuộng hòa bình; lòng nhân ái

- Tiếng đàn thần: tiếng đàn tình  yêu; tiếng đàn công lý; tiếng đàn chính nghĩa; tiếng đàn yêu chuộng hòa bình

Câu 5:

Nêu ý nghĩa truyện Cây khế.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Cây khế.

Lời giải chi tiết:

-Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ

- Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu

- Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc

Câu 6:

Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Cây khế, chú ý cốt truyện và nêu chi tiết mà em thích nhất.

Lời giải chi tiết:

- Cây khế kể về chuyện người em hiền lành có cây khế được chim ăn, báo ân bằng việc trả vàng còn người anh tham lam đem đổi gia sản lấy cây khế của em để rồi cuối cùng chết vì lấy quá nhiều vàng. 

- Em thích nhất chi tiết con chim cất lời đáp trả người em, vì điều đó cho thấy sự ân tình, ân nghĩa trong con vật và cũng chứa đựng nhiều màu sắc thần kì. 

Câu 7:

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Cây khế, chú ý hành động của hai nhân vật anh em

Lời giải chi tiết:

 

Người anh

Người em

Kiểu nhân vật

Tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ

Tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện.

Tính cách

Tham lam, ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế.

Hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt.

Kết cục

Chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.

Sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa

Nhận xét

Là người ích kỉ và keo kiệt, cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

Người em hiền lành, tốt bụng. Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người “ở hiền gặp lành”.

 

Câu 8:

Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.

Phương pháp:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và tưởng tượng một kết thúc khác trong văn bản để viết.
Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

    Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Được cứu sống trong tình trạng thê thảm và trở về. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh. Không còn là người lười biếng, mưu lợi, người anh trai trân trọng, biết ơn người em. Cuộc sống của người anh cũng ngày một tốt hơn nhờ sự lao động chăm chỉ, cần mẫn của chính mình. 

Câu 9:

Hãy nêu tính cách của công chúa trong truyện cổ tích Vua chích chòe.

Phương pháp:

Đọc kĩ truyện Vua chích chòe, chú ý các chi tiết miêu tả tính cách công chúa.

Lời giải chi tiết:

Tính cách của công chúa: kiêu kì, ngạo mạn, kiêu căng, thích chế giễu coi thường người khác. Và sau khi trải qua cuộc sống khó khăn, cô mới hối hận vì tính xấu của mình.

Câu 10:

Qua văn bản “Vua chích chòe”, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo.

Phương pháp:

Xác định nội dung của truyện Vua chích chòe, liên hệ tính cách của công chúa với thực tế.

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc sống, tính cách kiêu ngạo là tính cách không nên có ở mỗi người. Thật vậy, sự kiêu ngạo sẽ đem đến rất nhiều tác hại cho mỗi người trong công việc cũng như trong các mối quan hệ. Đầu tiên, tính kiêu ngạo sẽ làm cho chúng ta trở nên xa lánh với những người xung quanh. Dường như, chẳng có ai ưa thích và muốn gần gũi với một người kiêu ngạo, luôn nghĩ mình là số một, là giỏi nhất không ai sánh bằng. Người kiêu ngạo luôn có xu hướng độc tôn bản thân để mà hạ thấp năng lực của những người xung quanh xuống. Cô công chúa trong truyện cổ “Vua chích chòe” kiêu ngạo vì bản thân xinh đẹp và xuất thân danh giá mà coi thường những người xung quanh và đã nhận được kết cục đích đáng. Vậy nên, người kiêu ngạo cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của những người xung quanh. Thứ hai, tính cách kiêu ngạo là đức tính sẽ hạn chế đi khả năng học hỏi của mỗi người. Đây chính liều thuốc độc giết chết sự mở mang học hỏi từ những người xung quanh. Khi một người luôn nghĩ mình là giỏi nhất, não sẽ chẳng thể mở mang tiếp thu được những kiến thức mới khác. Mỗi người trên thế gian đều có những điều để cho chúng ta học hỏi, nếu như kiêu ngạo thì ta sẽ chặn đứng cánh cửa đến với tri thức của mình. Mặt khác, đức tính kiêu ngạo còn có thể được hiểu theo nghĩa tích cực đó là sự tự tin vào năng lực bản thân, tự tin với những phẩm chất mình có. Tóm lại, sự kiêu ngạo mà độc tôn bản thân là đức tính không nên có, còn kiêu ngạo theo xu hướng tự tin chính mình thì lại là đức tính tốt cần có ở mỗi người chúng ta.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close