Kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,… Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động
Mạch truyện
Được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện
Lời kể
Thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khấc nhâu ở cùng một cốt truyện
Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.
Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng. Truyện nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài.
Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo.
Em bé thông minh
Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài. Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục. Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.
“Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
- Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.
Non-bu và Heng-bu
Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Vợ chồng người anh tham lam giành hết tài sản của cha mẹ để lại, chẳng để lại cho em được gì. Năm nọ, khi mùa xuân đến, có đôi chim nhạn đẻ trứng trên mái nhà người em. Người em chăm sóc chu đáo và cứu chim non. Năm sau, chim quay lại trả ơn người em bằng hạt bầu. Người em gieo trồng và thu về vàng bạc, châu báu, cuộc sống trở nên sung túc. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và ngóng chờ chim nhạn bay qua nhà mình. Chờ mãi không có chim gãy chân, anh ta liền bẻ gãy chân con chim non và bôi thuốc cho nó. Mùa xuân năm sau, con chim cũ bay về trả hạt bầu cho người anh. Người anh gieo trồng và thu về những trận đòn nảy lửa từ bọn yêu tinh và cướp từ quả bầu chui ra. Người anh trở nên nghèo khổ và người em đã thương xót, cưu mang anh trai của mình.
Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng. Qua đó, truyện cũng nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc sẽ nhận lấy những hậu quả xấu.
- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho cổ tích.
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập: nhân vật lương thiện và nhân vật tham lam, ích kỷ.
Câu 2: Trong truyện Em bé thông minh, em bé đã vượt qua nhiều thử thách. Em hãy kể lại những thử thách đối với em bé theo đúng trình tự.
b. Từ nội dung của truyện Non-bu và Heng-bu, em liên tưởng đến câu chuyện dân gian nào của Việt Nam?
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản truyện Non-bu và Heng-bu
Lời giải chi tiết:
a. Tóm tắt:
Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Vợ chồng người anh tham lam giành hết tài sản của cha mẹ để lại, chẳng để lại cho em được gì. Năm nọ, khi mùa xuân đến, có đôi chim nhạn đẻ trứng trên mái nhà người em. Người em chăm sóc chu đáo và cứu chim non. Năm sau, chim quay lại trả ơn người em bằng hạt bầu. Người em gieo trồng và thu về vàng bạc, châu báu, cuộc sống trở nên sung túc. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và ngóng chờ chim nhạn bay qua nhà mình. Chờ mãi không có chim gãy chân, anh ta liền bẻ gãy chân con chim non và bôi thuốc cho nó. Mùa xuân năm sau, con chim cũ bay về trả hạt bầu cho người anh. Người anh gieo trồng và thu về những trận đòn nảy lửa từ bọn yêu tinh và cướp từ quả bầu chui ra. Người anh trở nên nghèo khổ và người em đã thương xót, cưu mang anh trai của mình.
b. Từ nội dung của truyện Non-bu và Heng-bu, em liên tưởng đến truyện Cây khế của Việt Nam