Thành ngữ có hàm ý nói về việc nếu chúng ta thua, thất bại ở việc này thì ta chớ nên nản chí mà hãy cố gắng gỡ gạc, chiến thắng ở những thử thách sau.
Giải thích thêm
Me: một trò chơi cờ bạc ngày trước, ban đầu chơi bằng hạt me, sau thì người chơi chơi bằng cúc áo. Khi chơi, người ta dồn me thành một đống khoảng vài trăm hạt. Chiếu chơi me là vải dày phủ lên lớp sơn trắng, trên vạch hai đường chéo đen thành một dấu nhân chia mặt vải thành bốn ô là Tam, Túc, Yêu, Lượng, lần lượt tương ứng với 1,2,3,4 hạt me. Trước khi cược tiền, người chủ cái (chủ ván bài) dùng một cái que gạt bằng tre gạt đống hạt me ra phía trước với số lượng ngẫu nhiên. Khi các con bạc đã cược tiền vào ô mình chọn, chủ cái dùng que để đếm hạt me, cứ mỗi lần gạt 4 hạt rồi lại lùa vào trong cho đến lượt cuối cùng chỉ còn 4 hạt trở xuống. Nếu thừa 1 hạt là Tam, 2 hạt là Túc, 3 hạt là Yêu, 4 hạt là Lượng, rồi căn cứ vào đó mà chung tiền.
Gỡ: lấy lại một phần nào bù vào chỗ đã bỏ ra, thua thiệt.
Bài cào: Một dạng đánh bài bằng bài Tây, mỗi người được chia làm ba lá, cộng điểm lại rồi lấy chữ số cuối cùng xem ai điểm cao nhất thì thắng.
Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Trong đó, tác giả đã lấy hình ảnh những người chơi bài me bị thua thì lại chơi bài cào nhằm mục đích gỡ gạc để ẩn dụ cho việc chúng ta không nản chí, bỏ cuộc sau khi gặp thất bại.
Đặt câu với thành ngữ:
Dù thua lỗ trong đợt đầu tư này, nhưng anh ấy vẫn tin rằng thua me gỡ bài cào, và sẽ tiếp tục đầu tư để kiếm lời.
Sau khi nhận điểm số thấp, Mai thấy rất buồn, nhưng rồi lại quyết tâm học hành hơn, thua me gỡ bài cào.
Tôi luôn tự nhủ thất bại trước mắt chỉ là thử thách nhỏ, thua me gỡ bài cào, chỉ cần không nản lòng thì tôi tin mình sẽ hoàn thành mục tiêu sớm.
Thành ngữ có ý chỉ những kẻ làm quan đạp dưới luồn trên, chà đạp, không quan tâm đến những người dân khổ mà chỉ mải mê đút lót tiền bạc cấp trên với mục đích vụ lợi cá nhân.
Thành ngữ ý nói về việc con người thì cần có đủ những người bạn cùng chí hướng bên cạnh để cùng nhau chia ngọt sẻ bùi với nhau, vì như uống trà thì cần ba người bạn, uống rượu lại cần bốn người. Ngoài ra, thành ngữ còn dùng để chỉ cách uống trà, rượu: trà phải pha đến lần nước thứ ba mới đậm vị, rượu phải uống đến chén thứ tư mới cảm nhận được vị ngon.