Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.

- Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật + Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật

Quảng cáo

-     Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

+ Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật; do vậy, nó luôn có tính tất định (trong một điều kiện xác định nó nhất định phải xảy ra như thế mà không thể khác).

+ Khái niệm ngẫu nhiên dùng để chỉ cái xảy ra do sự tác động của hoàn cảnh môi trường đến quá trình biểu hiện của cái tất nhiên; do vậy, nó khiến cho cái tất nhiên có thể biểu hiện ra trong thực tế thành tính đa khả năng (có thể xảy ra như thế này hay thế khác theo sự biến thiên của những điều kiện khác nhau).

Ví dụ, xét một vật rơi tự do: xuất phát từ bản chất (quy luật) tương tác hấp dẫn của trái đất đối với nó, khiến cho nó nhất định rơi vào trái đất (cái tất nhiên); nhưng do điều kiện tác động của các nhân tố hợp thành môi trường rơi của nó khiến cho đường rơi của nó có thể diễn ra theo nhiều khả năng khác nhau (cái ngẫu nhiên).

-     Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định, còn cái ngẫu nhiên làm cho sự biểu hiện của cái tất nhiên trở nên phong phú. Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn, điều quan trọng nhất, trước hết cần phải phát hiện và hành động theo cái tất nhiên. Tuy nhiên, cũng cần phải xét đến những khả năng biến đổi của các nhân tố tạo thành hoàn cảnh thực tế trong quá trình vận động của sự vật.

Ví dụ, theo quy luật khách quan thì xã hội loài người tất nhiên sẽ vận động theo chiều hướng đi lên, nhưng quá trình đó lại không phải là con đường thẳng mà trái lại, nó là con đường phức tạp, quanh co, bao hàm cả những bước thụt lùi trong một bối cảnh cụ thể do sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau đến tiến trình ấy.

+ Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tách rời nhau: cái tất nhiên được biểu hiện ra trong hiện thực thông qua cái ngẫu nhiên. Trong trường hợp này có thể nói: cái tất nhiên xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên mà biểu hiện tính tất yếu theo quy luật của nó. Bởi vậy, trong mỗi cái ngẫu nhiên đều bao hàm trong nó ít hay nhiều tính tất nhiên. Vì thế, để nhận thức cái tất nhiên nào đó, có thể thông qua việc nghiên cứu cái ngẫu nhiên.

Ví dụ, trên cơ sở thống kê tập hợp số lượng lớn nhiều cái tất nhiên sẽ có thể rút ra kêt luận về tính tất nhiên (đây cũng là một cơ sở khách quan của phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu khoa học).

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi; cái trong quan hệ này là tất nhiên thì trong một, quan hệ khác lại có thể là ngẫu nhiên. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi phân tích xác định cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên.

Ví dụ, trong các xã hội chưa có sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ thì sự trao đổi hàng hoá chưa có tính tất yếu, nhưng khi quan hệ đó đã phát triển thì việc trao đổi hàng hoá lại trở thành cái có tính tất yếu (xuất phát từ các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá).

Loigiaihay.com

 

Quảng cáo
close