Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng nào? Từ việc hiểu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho ví dụ.

- Khái niệm nguyên nhân và kết quả với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Những sự biến đổi đó được gọi là kết quả.

Quảng cáo

-      Khái niệm nguyên nhân và kết quả với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Những sự biến đổi đó được gọi là kết quả.

Ví dụ, sự tác động của dòng điện lên dây dẫn (nguyên nhân) khiến cho dây dẫn nóng lên (kết quả); hoặc sự tác động qua lại của cung và cầu đến quá trình thực hiện giá cả (nguyên nhân) của hàng hoá khiến cho giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá (kết quả).

-     Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Quan hệ “nhân - quả” là quan hệ có tính tất yếu khách quan: không có nguyên nhân phi kết quả và ngược lại không có kết quả nào (sự biến đổi nào) không có nguyên nhân của nó. Đây là quan hệ có tính quy luật, trong đó nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả luôn phụ thuộc tất yếu vào nguyên nhân. Do vậy, khi nắm bắt được nguyên nhân có thể dự báo được kết quả xảy ra và ngược lại, trước mỗi sự biến đổi cần đặt vấn đề nghiên cứu xác định nguyên nhân của nó bởi vì không có kết quả nảo không do những nguyên nhân nhất định.

Ví dụ, khi khảo sát (đo đạc, tính toán,...) được thực trạng của các nhân tố tác động đến sự biến đổi của khí hậu, người ta có thể dự báo trước được những diễn biến của thời tiết sẽ diễn ra trong thời gian gần hoặc xa.

+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ hết sức phức tạp, đa chiều: một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả (chính, phụ,...) ngược lại, một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (chính, phụ,...). Kết quả là cái xảy ra sau nguyên nhân, nhưng khi kết quả đã xuất hiện thì kết quả này lại có thể tác động trở lại các nhân tố vốn là tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời, nó cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra những biến đổi mới. Đó cũng chính là mối quan hệ chuyển hoá biện chứng của quan hệ “nhân - quả”. Vì vậy, không thể đơn giản hoá việc phân tích và giải quyết các mối quan hệ “nhân - quả” trong thực tế; mặt khác cũng có thể sử dụng tính phức tạp này để lựa chọn phương án tối ưu trong thực tiễn.

Ví dụ, hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến đổi của môi trường sự sống trên trái đất; ngược lại, chính những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện nay lại trở thành nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động của con người...

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close