Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

Tóm tắt mục I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

1. Một nền sản xuất mới ra đời

- Kinh tế: xuất hiện những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công.

+ Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.

+ Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn.

- Xã hội:

+ Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm. Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, công nhân) bị áp bức, bóc lột nặng nề.

=> Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh.

Mục 2

2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

* Thời gian: Thế kỉ XVI (1566 – 1648). 

* Nguyên nhân:

- Kinh tế: yếu tố tư bản chủ nghĩa phát triển, nhưng bị Tây Ban Nha kìm hãm.

- Xã hội: mâu thuẫn nhân dân Hà Lan >< phong kiến Tây Ban Nha. 

* Nhiệm vụ:

- Xóa bỏ chế độ phong kiến Tây Ban Nha

- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

* Lãnh đạo: Giai cấp tư sản

* Lực lượng: Giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân

* Hình thức: Cuộc chiến tranh giành độc lập

* Kết quả, ý nghĩa: 

- Hà Lan đã giành được độc lập.

- Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên => Mở ra thời kì Lịch sử thế giới thời cận đại.

ND chính

Nét chính về sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII: một nền sản xuất mới ra đời. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI: nguyên nhân, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng,...

Sơ đồ tư duy những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close