Soạn bài Ông đồ siêu ngắn

Soạn bài Ông đồ siêu ngắn nhất trang 8 SGK ngữ văn 8 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

ND chính

Video hướng dẫn giải

Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.

- Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Khổ 1+2: hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Ngày ấy nghệ thuật thư pháp còn được coi trọng

- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết".

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nét đặc sắc của bài thơ:

- Cách dựng cảnh tương phản

- Kết cấu đầu cuối tương ứng.

- Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cả, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 10 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Những câu thơ tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật nhân hóa biến những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn, buồn theo nỗi buồn của con người.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close