Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

ồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không hẳn chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó, mà tùy từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt quan niệm của mình, vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội

Quảng cáo

Câu hỏi. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Trả lời:

-   Hồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không hẳn chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó, mà tùy từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt quan niệm của mình, vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh thì những vấn đề đầy chất lý luận chính trị phong phú phức tạp được biểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống của nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc dung dị, dễ hiểu.

- Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội như thế mọi thiết chế cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

-  Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như chính trị, kinh tế, văn hóa. xã hội... Với cách diễn đạt như thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta không nên tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung.

- Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do đồng bào ai cùng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành” như "ham muốn tột bậc" mà Người đã trả lời các nhà báo tháng 1 nám 19-16.

-  Hồ Chí Minh nêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng một xã hội như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, động lực của toàn dân tộc. Cho nên với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sức mạnh tổng hợp được sử dụng và phát huy, đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

- Những đặc trưng chủ yếu

Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, củng trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội. Còn về cụ thể chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau đây:

+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ. nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mọi quyền lực trong xã hội đểu tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật

Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.

+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người

Đây là một vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. Trong giai đoạn đầu (quá độ lên chủ nghĩa xã hội), vẫn có tình trạng bóc lột sức  lao động của người lao động làm thuê. Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.

+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức

Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị.

 

Quảng cáo
close