-
Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
Hồ Chi Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890. trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.
Xem chi tiết -
Thời kỳ 1911 - 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát tứ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu nước. Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc. Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột.
Xem chi tiết -
Thời kỳ 1921 - 1930 : Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928- 1929). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.
Xem chi tiết -
Thời kỳ 1930 - 1945 : Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng "tả". Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những quyết định được đưa ra trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản
Xem chi tiết -
Thời kỳ 1945 - 1969 : Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta. Ngày 23-9- 1945, chúng núp sau quân đội Anh gây hấn ở Nam Bộ, ở miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, bóp chết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Xem chi tiết