Thời kỳ 1911 - 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát tứ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu nước. Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc. Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột.

Quảng cáo

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát tứ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu nước. Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc. Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột.

Nhờ những bài học từ buổi thiếu niên về lý tưởng   "bốn bể đều là anh em" và "năm châu hợp làm một nhà",

Nguyễn Tất Thành không chỉ đau với nỗi đau của dân tộc mình, Người còn xót xa trước nỗi đau vong nô của các dân tộc khác. Từ lòng yêu thương đồng bào mình. Hồ Chí Minh càng đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ trên toàn thế giới. Ở Người đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung. Có thể xem đây là biểu hiện đầu tiên của ý thức về sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc thuộc địa nhằm thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

Với lòng yêu nước nồng nàn. Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về nhiều điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập, tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do. dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình hình Việt Nam và Đông Dương.

Cuộc hành trình qua năm châu bốn biển đã không chỉ hình thành ở Hồ Chí Minh tình cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức, mà còn rèn luyện Người trở thành một người công nhân có đầ đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L 'Humamié số ra ngày 16 và 17-7-1920. Người đã "cảm động, phấn khơi, sáng tỏ, tin tưởng., vui mừng đến phát khóc.

Luận cương của V.I.Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp u bấy lâu nay ở Người. " Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hàng nung nấu".

Việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12-1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Ọuốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin,  từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.

Việc xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh, trong thực tế, Người "đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới".

  • Thời kỳ 1921 - 1930 : Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

    Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928- 1929). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.

  • Thời kỳ 1930 - 1945 : Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

    Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng "tả". Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất là những quyết định được đưa ra trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản

  • Thời kỳ 1945 - 1969 : Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện

    Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta. Ngày 23-9- 1945, chúng núp sau quân đội Anh gây hấn ở Nam Bộ, ở miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, bóp chết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.

  • Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

    Hồ Chi Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890. trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.

Quảng cáo
close