Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hồ Chí Minh đã tiếp thu vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất vếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

Quảng cáo

Câu hỏi. Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Trả lời:

-   Hồ Chí Minh đã tiếp thu vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất vếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

-     Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành được độc lập dân tộc nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

-    Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.

+ Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của học thuyết Mac - Lênin trước hết là từ khát vọng gỉai phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm thấy trong lý luận Mác - Lênin sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong đó có cả phóng giai cấp), giải phóng con người. Đó cũng là mục tiêu cuối cùng của ch nghĩa cộng sản theo đúng bản chất của ch nghĩa Mác - Lênin.

+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân dạo, nhân văn mácxit giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của c Mác và Ph.ăngghen trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản mà hai ông công bố tháng 2-1848: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

+ Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa trong chủ nghĩa xã hội ở  Việt Nam có quan hệ biện chứng với chính trị kinh tế. Quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại dân tộc và quốc tế.

Nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội như vậy theo quan điểm của Hồ Chí Minh cùng tức là tuân theo một quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau. Độc lập dân tộc là tiền đề là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là một điều kiện bảo đảm vững chắc, đồng thời là mục tiêu cho độc lập dân tộc hướng tới. Hồ Chí Minh đã thấy rõ tính tất yếu của sự phát triển dân tộc Việt Nam lên chủ nghĩa xã hội ngay khi trở thành người cộng sản năm 1920 và khẳng định điều đó trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam khi thành lập đầu nãm 1930. kiên trì, nhất quán bảo vệ và phát triển quan điểm dó trong suốt bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau mặc dù con đường phát triển đó thực chất là một cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì là cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi; mặc dù con đường đó có nhiều khó khăn, chông gai phức tạp.

Quảng cáo
close