Phrăngxoa Mari Vônte (1694 -1778)Phrăngxoa Mari Vônte (Francois Marie Voltaire) là một nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Cùng với Môngtexkiơ, ông là một trong những người sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp Quảng cáo
Phrăngxoa Mari Vônte (Francois Marie Voltaire) là một nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Cùng với Môngtexkiơ, ông là một trong những người sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp. Vônte sinh năm 1694 trong một gia đình công chức Pari. Ngay từ nhỏ, ông đặc biệt say mê những vấn đề văn học, kịch và triết học với tinh thần bảo vệ trào lưu tự do tư tưởng đang thịnh hành trong thanh niên Pháp thời đó. Thế giới quan triết học của Vônte chia làm hai thời kỳ. Trong thời kỳ đầu (những năm 30 - 40 của thế kỷ XVIII), Vônte đứng trên lập trường tự nhiên thần luận, coi các quan niệm bài siêu hình học của Lốccơ, Baye là một thành tựu lớn của triết học cận đại. Ông tích cực đấu tranh để triết học Lốccơ được thừa nhận trong giới triết học Pháp. Bảo vệ các quan niệm duy vật, duy cảm, Vônte khẳng định mọi quá trình nhận thức đều bắt đầu từ cảm tính, vì vậy các quan niệm duy tâm thừa nhận tồn tại các tư tưỏng bẩm sinh là hoàn toàn giả dối. Linh hồn con người là khả năng cảm nhận và suy nghĩ của thể xác con người. Dựa vào các hạn chế của khoa học thời đó trong việc lý giải các vấn đêf bản chất nguồn gốc của vận động, Vônte khẳng định, để giải quyết các vấn đề đó, cần phải có “bàn tay” của Thượng đế. Thượng đế là đấng tối cao, quy các quy luật phát triển của sự vật. Thời kỳ thứ hai trong sự phát triển thế giới quan của Vônte bắt đầu từ sau những năm 40 thế kỷ XVIII. Mặc dù vẫn đứng trên lập trường tự nhiên thần luận như ở thời kỳ đầu, nhưng ông khẳng định vận động là đặc tính của bản thân vật chất, chứ không phải được đưa từ bên ngoài vào. Vận động cũng tồn tại vĩnh viễn như bản thân vật chất vậy. Tuy vậy, giới tự nhiên, theo ông Vônte có được là do Thượng đế sáng tạo. Sự tồn tại của Thượng đế là cần thiết đối với cuộc sống con người. Thượng đế vừa là dây cương vừa là niềm an ủi đối với chúng ta. Thiếu Thượng đế thì coi con người sẽ vô vọng và rơi vào cảnh hoạn nạn. Do vậy, Vônte khẳng định nếu như không có Thượng đế thì con người cần phải nghĩ ra nó. Ở đây cho ta thấy sự nghịch lý trong quan niệm của Vônte về Thượng đế. Đó là đấng tối cao, đồng thời lại chỉ là sự tưởng tượng của con người. Nhìn chung, cũng như Lôccơ, thế giới quan của Vônte không nhất quán, giao động giữa lập trường duy vật và duy tâm. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|