Giulen Ôphrơ La Metri (1709 -1751)

G.Ô. La Metri là một trong những nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Cũng như Điđrô, thế giới quan của ông xuất phát chủ yếu từ vật lý học duy vật của Đềcáctơ

Quảng cáo

G.Ô. La Metri là một trong những nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Cũng như Điđrô, thế giới quan của ông xuất phát chủ yếu từ vật lý học duy vật của Đềcáctơ.

Giulen Ôphrơ La Metri sinh năm 1709 trong một gia đình thương nhân giầu có ở thành phố Xenmalô nước Pháp. Ngay từ nhỏ, ông đã say mê những vấn đề của khoa học, đồng thời nghi ngờ đối với các quan niệm tôn giáo và kinh viện. Sau khi tốt nghiệp trường trung hộc Áctu ở Pari, La Metri tập trung nghiên cứu y học và trở thành bác sĩ, nhưng đồng thời rất say mê những vấn đề triết học và khoa học. Ông để lại nhiều tác phẩm triết học nổi tiếng như Lịch sứ tự nhiên của linh hồn (1745), Con người là cái máy (1747) Con người - thực vật (1748) V.V.. La Metri mất năm 1751.

Cũng như Xpinôza, La Metri khẳng định “chỉ tồn tại một thực thế duy nhất, bởi vì chỉ có thể gọi là thực thể cái gì mà tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào mọi nguyên nhân tối cao, cái gì làm mà tồn tại tự bản thân mình và tất yếu“. Nhưng nếu như Xpinôza coi toàn bộ giới tự nhiên là một thực thế duy nhất, thì La Metri lại nhận thấy vật chất không chỉ là một thuộc tính cơ bản của nó, mà là chính bản thân thực thể là nguồn gốc duy nhất của mọi cái trên thế gian, kể cả con người.

Vật chất không phải là cái gì đó thụ động, mà luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng. La Metri khẳng định bản thân “vật chất chứa đựng một lực lượng làm nó sống động, và là nguyên nhân trực tiếp của mọi quy luật vận động”. Trong thế giới chúng ta không có cái gì khác thế giới vật chất đang vận động vĩnh viễn.

Là một bác sĩ say mê nghiên cứu cơ thể con người, La Metri nhận thấy tính thống nhất hữu cơ giữa cơ thể con người với tư duy và ý thức của nó tới mức “không thể hình dung được linh hồn trong sự trừu tượng tách khỏi cơ thể, cũng tựa như vật chất không có một hình dạng nào”. Cơ thể con người là khí quan vật chất của tư duy và ý thức của anh ta. Cho nên người nào muốn nhận thức được các tính chất của linh hồn, thì người đó trước tiên phải khám phá ra các đặc tính biểu hiện trong cơ thể con người.

Trong tác phẩm Con người là cái máy (1747), dựa trên những thành tựu của sinh lý học thời đó (như việc phát hiện của Garvêra vòng tuần hoàn của máu, phát minh của Đềcáctơ ra cơ chế phản xạ V.V.), La Metri coi con người tựa như một cái máy, trong đó mọi tư tưởng, suy nghĩ của con người đều bị quy định bởi cấu trúc cơ thể của anh ta, cũng như sự tác động của nó đối với môi trường và các điều kiện sống. Mặc dù là cái máy nhưng theo La Metri, con người không phải là cái máy cơ học đơn thuần, mà có khả năng suy nghĩ, hoạt động đạo đức. Vì thế, “con người là một cái máy phức tạp tới mức hoàn toàn khổng thể có một ý tưởng rõ ràng, và do vậy, không thể đưa ra một định nghĩa chính xác về nó”.

La Metri coi toàn bộ tư tưởng của con người đều dựa trên những biến thể của các màn ảnh đặc thù của bộ não, trên đó tựa như mọi xúc cảm được “chiếu ra” từ một chiếc đèn kỳ diệu. Nghĩa là “chỉ có thể tìm thấy linh hồn (con người) dường như bên trong cơ thể mới có thể, tôi không nói là khám phá ra bản chất của con người một cách hoàn toàn chính xác, nhưng đạt được khả năng tối đa trong lĩnh vực này”. Cũng như nhiều nhà khai sáng khác, La Metri đề cao vai trò của môi trường và hoàn cảnh mà con người sống và sự giáo dục đối với sự phát triển linh hồn con người, nhưng cái quyết định, theo ông, vẫn là thể trạng cơ thể của anh ta.

Trong lĩnh vực nhận thức luận, La Metri là nhà duy cảm khẳng định "tư tưởng cũng chỉ là một khả năng cảm nhận”. Toàn bộ linh hồn con người cũng chỉ là khả năng cảm giác, tức là một bộ phận của bộ não gắn liền với các dây thần kinh và các giác quan. Bản thân lý tính cũng không hơn gì các khả năng cảm tính. "Không có người chỉ dẫn nào đáng tin cậy hơn các cảm giác của chúng ta. Chúng ta là những nhà triết học của tôi, chỉ riêng chúng, tôi cũng có thể khai sáng lý tính trong việc khám phá chân lý”.

Nhìn chung, La Metri thể hiện lập trường của một nhà duy vật tự nhiên trong nghiên cứu vấn đề con người. Chịu ảnh hưởng của các quan niệm siêu hình và máy móc thống trị thời đó, La Metri không đánh giá đúng mức yếu tố xã hội trong việc hình thành nhân cách con người. Nhưng La Metri đă nhận thấy nền tảng sinh lý học của mọi quá trình tư duy và ý thức con người, hiểu con người như một chỉnh thể thống nhất. Khoa học và kỹ thuật công nghệ hiện đại chứng thực nhiêu quan niệm trên đây của La Metri. Vấn đề mà chúng ta cần làm rõ là con người không chỉ là cái máy. Ở đây cho thấy mặt tích cực cũng như hạn chế trong quan niệm của La Metri.

Trên đây là những nét cơ bản về sự phát triển tư tưởng triết học ở Tây Âu thời kỳ tan rã chế độ phong kiến và hình thành chế độ tư bản chủ nghĩa.

Mặc dù tồn tại cách chúng ta nhiều thế kỷ, nhưng những vấn đề triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và cận đại vẫn chưa mất tính thời sự của nó. C. Mác nhận xét, “một dân tộc” chỉ đứng ngang tầm thời đại khi có một nền tảng triết học vững chắc”. Vì vậy, nghiên cứu các di sản của triết học thời kỳ Phục hưng và cận đại giúp ta hiểu được tiến trình phát triển của tư tưởng nhân loại, có thêm cơ sở để hiểu sâu sắc hơn, đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời giúp chúng ta có được những cơ sở lịch sử cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề phục vụ sự nghiệp đổi mới nước nhà hiện nay, chẳng hạn như đề ra các chính sách tôn giáo hợp lý, giải quyết nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và khoa học nhân văn, các vấn đề dân chủ và tự do cá nhân con người V. V..

Loigiaiahay.com

  • Đêni Điđrô (1713 - 1784)

    Đêni Điđrô là nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp, người chủ biên của bộ Bách khoa toàn thư - một trong những di sản văn hoá vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây Âu thế kỷ XVIII nói chung

  • Gian Giắc Rútxô (1712 - 1778)

    Gian Giắc Riítxô (Jean Jacques Rousseau) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng (1789 - 1794)

  • Phrăngxoa Mari Vônte (1694 -1778)

    Phrăngxoa Mari Vônte (Francois Marie Voltaire) là một nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Cùng với Môngtexkiơ, ông là một trong những người sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp

  • Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689 - 1775)

    S.Đ. Môngtexkiơ (Montesquieu S.D.) là một trong những nhà sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp của nghị viện có tinh thần tiến bộ

  • Lý thuyết: Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII

    Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển tư tưởng triết học Tây Âu và thế giới

Quảng cáo
close