Phần 3: Viết bài giới thiệu phong cách sáng tác của một trường phái văn học chuyên đề học tập ngữ văn 12 - cánh diềuHãy viết bài giới thiệu phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Quảng cáo
Đề bài Trả lời Câu hỏi mục 3 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều Hãy viết bài giới thiệu phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Phương pháp giải - Xem chi tiết a) Chuẩn bị - Phân tích yêu cầu của bài tập về mục đích, đối tượng, phạm vi giới thiệu phong cách sáng tác của trường phái hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. - Xem lại nội dung đã tìm hiểu về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. b) Xây dựng dàn ý/ đề cương bài viết - Xác định ý chính của bài viết. Chẳng hạn: + Giới thiệu chung về trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. + Các đặc trưng nổi bật về nội dung và hình thức của trường phái văn học này: Đặc trưng về nội dung Đặc trưng về nghệ thuật - Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí (tùy theo mục đích, dung lượng bài viết). Có thể sắp xếp các ý theo một trong các cách sau: + Từ đặc trưng về nội dung đến nghệ thuật hiện thực hoặc ngược lại. + Từ đặc trưng nổi bật đến các đặc trưng ít nổi bật của văn học hiện thực Việt Nam 1930 – 1945. + Đặc trưng về phong cách sáng tác của từng tác giả tiêu biểu của trường phái văn học hiện thực, ví dụ: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,... c) Viết bài giới thiệu - Mở đầu: Giới thiệu chung về trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. - Nội dung: Trình bày các đặc trưng nổi bật về nội dung và hình thức hoặc các phong cách nghệ thuật (tác giả văn học) tiêu biểu của trường phái văn học này. - Kết luận: Nêu nhận xét, đánh giá về đóng góp của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đối với nền văn học của dân tộc ta. d) Kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết Có thể sử dụng kĩ thuật ARMS sau đây để chỉnh sửa: A (add) – bổ sung: + Có cần bổ sung nội dung nào về tác giả, tác phẩm để bài viết thuyết phục, sinh động hơn không? + Có nên bổ sung các từ liên kết giữa các câu / các đoạn trong bài viết để nội dung được chặt chẽ và lôgic hơn không? + Có nên thêm vào các chi tiết tự sự, miêu tả, biểu cảm để tăng thêm sự hấp dẫn đối với người đọc khi tiếp nhận bài viết không? R (remove) – loại bỏ: + Những từ / cụm từ nào không cần thiết trong bài viết, nên được loại bỏ? + Có câu văn nào tối nghĩa hoặc vô nghĩa không? + Có câu văn nào không hỗ trợ cho chủ đề của bài viết không? M (move) – di chuyển: + Liệu nhận định hoặc dẫn chứng này có phù hợp với một vị trí khác trong bài không? + Có nên sắp xếp lại các đoạn văn sao cho hợp lí hơn không? + Có thể thay đổi trật tự từ / trật tự câu để tạo ra cụm từ / câu văn ý nghĩa hơn không? S (substitute) – thay thế: + Có thể thay dẫn chứng này bằng dẫn chứng nào khác để bài viết thú vị hơn không? + Có từ / cụm từ nào bị lặp lại quá nhiều và cần thay thế không? + Có nên thay thế cách diễn đạt này bằng cách diễn đạt khác mà ở đó sử dụng biện pháp tu từ để tăng thêm sự hấp dẫn cho bài viết hay không? Lời giải chi tiết Văn học hiện thực phê phán là một trong những tên gọi gây ra nhiều những tranh cãi cho đến ngày nay. Trong từ điển văn học do Trần Đình Sử làm chủ biên soạn, đã đưa ra 2 cách hiểu về thuật ngữ này. Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là những tác phẩm có mối quan hệ với hiện thực đời sống, bất kể những tác phẩm đó thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm văn học hiện thực đồng nhất với đó là khái niệm sự thật về đời sống, vì các tác phẩm văn học nào đều mang trong mình tính hiện thực. Theo nghĩa hẹp, đây chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo và được xác định theo nguyên tắc mỹ học riêng. Theo cuốn Lí luận văn học, chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải là một phương pháp sáng tác mà với nghĩa đó là kiểu sáng tác tái hiện. Theo Bách khoa toàn thư, chủ nghĩa hiện thực hay còn gọi là văn học hiện thực phê phán là một trào lưu về văn học hiện thực, là một trong những phương pháp sáng tác lấy chính hiện thực của xã hội và những vấn đề thật liên quan tới con người và lấy chính con người làm đối tượng để phản ánh. Như vậy khái niệm văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu của nhiều những ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực, nhưng nói chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống. Về thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực cho đến nay vẫn còn nhiều những ý kiến tranh cãi. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã trình bày về nhiều ý kiến ra đời của văn học hiện thực. Có người cho rằng vấn đề phản chủ nghĩa hiện thực được hình thành từ thời kỳ cổ đại và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong các thời kỳ Cổ đại, phục hưng, Ánh sáng, thế kỷ XIX,… Một số ý kiến khác thì cho rằng thời điểm ra đời văn học hiện thực bắt đầu từ thời Phục hưng. Nhiều quan điểm khác khẳng định chủ nghĩa hiện thực hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX. Ở Việt Nam văn học hiện thực phê phán đã xuất hiện với nhiều những tác phẩm văn học trung đại như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương,…đã phơi bày và phê phán thực trạng khách quan của cuộc sống thời bấy giờ. Mãi cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, cây bút văn học hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là một trong những người đầu tiên đi theo khuynh hướng tả chân thực, lấy cuộc sống hiện tại, lấy những con người, sự việc đã và đang xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm. Tại thời điểm đất nước những năm 1930 – 1945, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán phát triển một cách rầm rộ, quy mô, nhiều những cây bút tài năng xuất hiện ở phong trào này như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp,…. Và nhà văn Nam Cao được đánh giá là một trong những người có công đưa văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát chân thực hiện thực. Với bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Thực dân Pháp lúc này ra sức vơ vét, bóc lột để bù đắp những thiệt hại của chúng. Ngày 09/02/1930 Cách mạng tư sản thất bại, giai cấp tư sản một mặt mâu thuẫn với chế độ phong kiến, đường lối chính trị thời gian này của chúng chủ yếu là cải lương. Tư sản dân tộc chủ yếu là địa chủ chuyển thành kiến cho thái độ chống phong kiến thời bấy giờ không được dứt khoát. Những tầng lớp trí thức, tiểu tư sản trở nên hoang mang và tìm được thỏa hiệp với thực dân, một số còn lại thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương, thời đó văn học hiện thực phê phán trở thành một phong trào. Chặng đường phát triển của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chia làm ba chặng: chặng từ năm 1930 – 1935, chặng 1936 – 1939, chặng 1940 – 1945. Những tên tuổi lớn đã đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán của Việt Nam ở giai đoạn này phải kể đến như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… Chính những tác phẩm của họ là một bức tranh vẽ toàn cảnh của một xã hội đen tối bấy giờ. Những sự phê phán, sự lên ánh mạng mẹ của chế độ thống trị được thể hiện mạnh mẽ của những tác phẩm như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số Đổ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc,… Bức tranh xã hội thời đó được những tác phẩm của văn học hiện thực phê phán miêu tả chân thực xã hội lúc đó với sự ảm đạm, nhiều bị kịch, làng quê xơ xác, nhiều những tệ nạn của xã hội, người nông dân bị cường hào ác bá đẩy tới mức đường cùng dẫn tới mất nhân tính và biến chất trở thành một tệ nạn của xã hội. Văn học hiện thực phê phán vào những năm 1930 – 1945 được coi là một cuộc vận động trên chính dòng phát triển của thời cuộc đầy những biến động, khó khăn của xã hội. Nhưng cho dù xã hội có đổi thay như thế nào, thì những nét chữ, những trang viết sẽ sống mãi với thời gian.
Quảng cáo
|