Phần 1: Phong cách sáng tác của một số trường phái văn học trang 60 chuyên đề học tập Ngữ Văn 12 - cánh diềuThế nào là trường phái văn học? Sự xuất hiện của trường phái văn học có tác dụng tích cực nào đối với sự phát triển của nền văn học? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
mục 1 Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 mục 1 trang 60 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều Thế nào là trường phái văn học? Sự xuất hiện của trường phái văn học có tác dụng tích cực nào đối với sự phát triển của nền văn học? Lời giải chi tiết: - Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “trường phái văn học thường dùng để chỉ trào lưu văn học”. Đó là một phong trào sáng tác với các tác giả và tác phẩm cụ thể, gắn liền với những đặc điểm chung về nội dung, tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật. - Sự xuất hiện của trường phái văn học có tác dụng tích cực trong một nền văn học phát triển. Thông qua các hoạt động văn học phong phú, đa dạng, từ sáng tác đến tiếp nhận, từ nghiên cứu lí luận, phê bình đến tổ chức xuất bản, các nhà văn sẽ được nâng cao hiểu biết, có cơ hội học hỏi, chia sẻ kiến thức, kĩ năng viết văn, và trên hết là hình thành tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm và phát huy được sức mạnh của văn học trong đời sống. mục 1 Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 mục 1 trang 60 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều Phong cách sáng tác của một trường phái văn học là gì? Phân biệt phong cách sáng tác của một trường phái văn học với phong cách nghệ thuật của nhà văn. Lời giải chi tiết: - Phong cách sáng tác của một trường phái văn học là thuật ngữ chỉ nét đặc trưng, tiêu biểu, độc đáo trong các sáng tác của một trường phái văn học. - Phân biệt:
=> Phong cách sáng tác của một trường phái văn học bao gồm nhiều phong cách nghệ thuật của nhiều nhà văn khác nhau có chung nét đặc trưng. Nét đặc trưng đó được phổ biến trong nhiều tác phẩm văn học giúp độc giả dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa các trường phái văn học và sự khác nhau giữa các nhà văn thuộc trường phái này với các nhà văn thuộc trường phái khác. Trong khi đó, phong cách nghệ thuật của nhà văn nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác, thế giới nghệ thuật riêng của một nhà văn. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 mục 1 trang 60 Chuyên đề học tập Văn 12 Cánh diều Hãy xác định một số tác giả có cùng phong cách sáng tác lãng mạn như Xuân Diệu và giải thích sự lựa chọn của em. Lời giải chi tiết: - Một số tác giả có cùng phong cách sáng tác lãng mạn như Xuân Diệu là: + Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là hai tác giả thường được nhắc đến cùng với những bài thơ tình hay. Sáng tác của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đều giống nhau ở giọng thơ nồng nàn, da diết và đều có chung tâm trạng lo lắng, cuống quýt trong tình yêu. + Thế Lữ: Sáng tác của Xuân Diệu và Thế Lữ đều thể hiện rất rõ cho khát vọng giải phóng cá tính, bỏ hết ràng buộc, cởi mở, thả lỏng. Thế giới như thế nào thì lòng họ sẽ xúc động theo mọi cung bậc của thế giới, họ đón nhận tất cả, lắng nghe tất cả để tự làm giàu mình. Ví dụ: Bài thơ Cảm xúc – Xuân Diệu: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây ... Sao lại trách người thơ tình lơi lả?” Và bài thơ Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ: “Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi: ... Lấy Thánh Sắc trần gian làm tài liệu.”
Quảng cáo
|