Thành ngữ chỉ sắc đẹp lộng lẫy, kiêu sa của người phụ nữ đẹp, ví như sắc đẹp ấy có thể làm nghiêng ngả cả thành lũy, đất nước.
Giải thích thêm
Nghiêng: làm cho lệch về một bên.
Nước: đất nước.
Thành: công trình xây đắp kiên cố bao quanh một khu vực, dùng để phòng thủ.
Thành ngữ có nguồn gốc chữ Hán là “Khuynh thành khuynh quốc”, xuất hiện lần đầu trong cuốn Hán thư viết về Hiếu Vũ Lý hoàng hậu (Lý phú nhân). Lý phu nhân là người xinh đẹp, có người anh trai là Lý Diên Niên. Lý Diên Niên muốn đưa em gái mình vào cung, trong một lần hầu hát cho Hán Vũ Đế, ông liền hát bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Hiếu Vũ Lý cho Hán Vũ Đế nghe như sau: “Phương Bắc có mỹ nhân,/ Vẻ đẹp tuyệt thế không ai sánh bằng./ Một cái nhìn làm ngả nghiêng thành vách,/ Nhìn lại lần nữa làm đất nước suy vong./ Thà là không biết cái đẹp khuynh thành khuynh quốc,/ Người đẹp như vậy khó lòng gặp đến hai lần”. Từ đó, thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” hay "nghiêng thành đổ nước" đều dùng để chỉ cho những người đẹp.
Đặt câu với thành ngữ:
Tây Thi là đại mỹ nhân có vẻ ngoài nghiêng nước nghiêng thành, nhưng nàng lại có cuộc sống hồng nhan bạc phận.
Đã có biết bao nhiêu chàng hoàng tử mê mẩn với nét đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng công chúa.
Dù đã ngoài 40 tuổi, bà ấy vẫn giữ được sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, khiến ai cũng phải ghen tị.
Thành ngữ ý chỉ những con người có ngoại hình xấu, gian xảo, âm mưu, bị mọi người kì thị, chê bai. Tuy nhiên, thành ngữ này chỉ là quan niệm xưa của nhân dân ta, không còn tính phù hợp cho cuộc sống ngày nay.
Thành ngữ có hàm ý khuyên con người cần phải có cái nhìn bao quát, tổng thể trước khi làm việc để tránh rơi vào tình trạng thất bại do không có sự chuẩn bị ứng phó với những điều không may sẽ xảy ra.