Lý thuyết trao đổi khí ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cơ thể động vật và thực vật?

Quảng cáo

I. Trao đổi khí ở sinh vật:

Trao đổi khí là quá trình sinh vật lấy O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.

Cơ chế trao đổi khí ở sinh vật với môi trường là khuếch tán.

Ở động vật, trao đổi khí được thực hiện nhờ quá trình hô hấp. Còn ở thực vật, sự trao đổi khí được thực hiện ở cả hô hấp và quang hợp.

II. Trao đổi khí ở thực vật:

1. Cấu tạo của khí khổng:

Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng. Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hạt đậu nằm áp sát nhau, thành ngoài mỏng, thành trong dày.

2. Chức năng của khí khổng:

- Ở quang hợp, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá và khí O2 khuếch tán ra ngoài môi trường. 

- Trong hô hấp thì ngược lại.

- Ngoài ra khí khổng còn thực hiện thoát hơi nước cho cây.

III. Trao đổi khí ở động vật:

1. Cơ quan trao đổi khí ở động vật:

Tùy từng loài động vât mà cơ quan trao đổi khí có thể là da, ống khí, mang hay phổi.

2. Quá trình trao đổi khí ở động vật (ở người):

Khi hít vào: không khí qua đường dẫn khí tới phổi, O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và bắt đầu đi nuôi cơ thể. Tại các tế bào, CO2 được đẩy vào máu đi đến phổi, sau đó khuếch tán vào phế nang và đưa ra ngoài nhờ động tác thở ra.

Sơ đồ tư duy Trao đổi khí ở sinh vật:

 

 

 

 

 

 

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close