Lý thuyết Sóng dừng - Vật Lí 11 Kết nối tri thứcThí nghiệm tạo sóng dừng Giải thích sự tạo thành sóng dừng Sóng dừng trong các nhạc cụ Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
BÀI 13: SÓNG DỪNG I. Thí nghiệm tạo sóng dừng II. Giải thích sự tạo thành sóng dừng 1. Đặc điểm của sóng dừng - Sóng dừng được tạo thành mỗi khi có hai sóng cùng biên độ, cùng bước sóng lan truyền theo hai hướng ngược nhau. Hai sóng này gặp nhau, giao thoa thành sóng dừng - Những điểm tại đó hai sóng ngược pha nhau thì không dao động và được gọi là nút sóng - Những điểm tại đó hai sóng đồng pha với nhau thì dao động với biên độ cực đại được gọi là bụng sóng - Sóng dừng là tổng hợp của nhiều sóng tới và sóng phản xạ 2. Điều kiện để có sóng dừng - Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng \(L = n\frac{\lambda }{2}\) Với n= 1, 2, 3, … III. Sóng dừng trong các nhạc cụ 1. Sóng dừng đối với nhạc cụ dây - Đối với các loại nhạc cụ dây như đàn ghita, violon, đàn tính, đàn cò,… thì hai đầu dây đàn được giữ cố định - Để khuếch đại âm, đàn ghita, đàn tính còn có một thùng đàn đóng vai trò hộp cộng hưởng 2. Sóng dừng đối với nhạc cụ khí - Đối với nhạc cụ khí như sáo, kèn, khi ta thổi, cột không khí dao động tạo ra sóng dừng Sơ đồ tư duy về “Sóng dừng”
Quảng cáo
|