Lý thuyết sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ - Công nghệ 10Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng... Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ I. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng - Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng... - Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... của cây trồng, do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra. II. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết. III. Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng 1. Biện pháp canh tác a. Khái niệm Biện pháp canh tác là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng… nhằm mục đích loại bỏ mầm sâu bệnh; hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng khoẻ mạnh, tăng khả năng chống sâu, bệnh b. Ưu điểm Đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường c. Nhược điểm Mang tính ngăn ngừa là chính 2. Biện pháp cơ giới, vật lí a. Khái niệm Biện pháp cơ giới, vật lí là việc dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại b. Ưu điểm Dễ thực hiện, mang lại hiệu quả ngay và không gây ô nhiễm môi trường c. Nhược điểm Tốn nhiều công lao động, tốn kém khi áp dụng trên diện rộng 3. Biện pháp sinh học a. Khái niệm Biện pháp sinh học là việc sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng b. ưu điểm Tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường c. Nhược điểm Giá thành cao, tác động chậm, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh hại đã bùng phát 4. Biện pháp hoá học a. Khái niệm Biện pháp hoá học là sử dụng các thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh hại b. Ưu điểm Dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, đặc biệt khi sâu, bệnh hại đã bùng phát c. Nhược điểm Có thể ảnh hưởng sức khoẻ con người, sản phẩm trồng trọt, làm ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học, hình thành tính kháng thuốc ở sâu, bệnh hại 5. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) a. Khái niệm Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là sử dụng phối hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại trong đó chú trọng biện pháp sinh học b. Ưu điểm Giảm chi phí bảo vệ thực vật, tăng năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ đa dạng sinh học c. Nhược điểm Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng IV. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng - Bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sức khoẻ con người Quảng cáo
|