Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)Lý thuyết Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Quảng cáo
I. Nước mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. - Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới. - Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân. - Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ. II. Nước mĩ trong những năm 1929 - 1939 - Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. + Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929. + khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản. + Hàng chục triệu người thất nghiệp. - Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước. - Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. - Mục đích: + Vực dậy nền kinh tế + Ổn định tình hình chính trị - xã hội. - Nội dung: + Công nghiệp, nông nghiệp + Đạo luật phục hưng công nghiệp, đạo luật ngân hàng, đạo luật trong lĩnh vực nông nghiệp. + Tăng cường vai trò của nhà nước trong kiểm soát và điều tiết nền kinh tế. - Kết quả: + Phục hồi nền kinh tế. + Nhiều công ăn, việc làm. + Nền dân chủ tư sản được duy trì.
Quảng cáo
|