Lý thuyết nước Âu Lạc Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Lý thuyết nước Âu Lạc Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

1. Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc

- Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc.

- Phạm vi lãnh thổ nước Âu Lạc: từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây, Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh).

- Sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc: 

- Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang: 

* Giống nhau:

- Có tổ chức từ trên xuống dưới

- Đơn vị hành chính: lấy làng, chạ làm cơ sở

- Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.

* Khác nhau:

- Nhà nước  Âu Lạc: mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố); quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn - Nhà nước Văn Lang: chưa có quân đội, chưa có pháp luật, Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương

2. Đời sống vật chất và tinh thần cư dân Âu Lạc

- Đời sống vật chất: Ngoài các thức ăn cơ bản như gạo, rau, thịt, cá... thì cư dân còn ăn thêm hoa quả, làm muối, làm mắm, sử dụng gia vị. Người dân cũng biết dệt và mặc nhiều loại vải hơn. Đồ dùng gia đình cũng phong phú và đầy đủ hơn nhiều.

- Đời sống tinh thần: Các tín ngưỡng, phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển. Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.

ND chính

ND Chính:

- Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc

- Đời sống vật chất và tinh thần cư dân Âu Lạc

Sơ đồ tư duy nước Âu Lạc

 

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close