Lý thuyết Hai đường thẳng vuông góc - SGK Toán 11 Cùng khám pháA. Lý thuyết 1. Góc giữa hai đường thẳng Quảng cáo
A. Lý thuyết 1. Góc giữa hai đường thẳng
Nhận xét: + 0o<(a,b)<90o0o<(a,b)<90o. + Nếu a, b song song hoặc trùng nhau thì (a,b)=0o(a,b)=0o. 2. Hai đường thẳng vuông góc
Lưu ý: - Khi hai đường thẳng a, b vuông góc với nhau thì ta kí hiệu a⊥ba⊥b. - Trong không gian, hai đường thẳng vuông góc với nhau thì hoặc cắt nhau, hoặc chéo nhau.
B. Bài tập Bài 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có ABCD là hình vuông. Tính góc giữa các cặp đường thẳng sau: a) A’B’ và BC. b) A’D’ và BD. c) B’C’ và AD. Giải: a) Ta có A’B’ // AB, suy ra (A’B’, BC) = (AB, BC). Mà ABCD là hình vuông nên ^ABC=90oˆABC=90o. Vậy (A′B′,BC)=90o. b) Ta có A’D’ // AD, suy ra (A’D’, BD) = (AB, BD). Mà ABCD là hình vuông nên ^ADB=45o. Vậy (A′D′,BD)=45o. c) Ta có B’C’ // BC và BC // AD nên B’C’ // AD. Vậy (B′C′,AD)=0o. Bài 2: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Gọi E, F, M, K lần lượt là trung điểm của AB, CD, AC và AD. Chứng minh rằng EF⊥MK. Giải:
Ta có M và K lần lượt là trung điểm của AC và AD, do đó MK // CD. Suy ra, góc giữa EF và MN bằng góc giữa EF và CD. Do ABCD là tứ diện đều cạnh a nên các tam giác ABC và ABD là các tam giác đều cạnh a. CE và DE là đường trung tuyến đồng thời là đường cao của các tam giác đều cạnh a. Ta tính được CE=DE=√32a. Vậy tam giác CED cân tại E. Do F là trung điểm cạnh đáy CD của tam giác cân CED nên EF⊥CD. Suy ra (EF,MK)=(EF,CD)=90o. Vậy EF⊥MK. ![]() ![]()
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|