Lý thuyết Giao thoa sóng - Vật Lí 11 Kết nối tri thứcHiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước Thí nghiệm của YOUNG (Y-Âng) về giao thoa ánh sáng Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
BÀI 12: GIAO THOA SÓNG I. Hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước 1. Thí nghiệm 2. Giải thích - Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao thoa của hai sóng. Các gợn sóng ổn định gọi là các vân giao thoa 3. Điều kiện để xảy ra giao thoa - Dao động cùng phương, cùng tần số - Có độ lệch pha không đổi theo thời gian Hai nguồn như vậy gọi là hai nguồn kết hợp. Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp - Hiện tượng giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng II. Thí nghiệm của YOUNG (Y-Âng) về giao thoa ánh sáng 1. Thí nghiệm Trong vùng hai chùm sáng gặp nhau lại có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ đã khẳng định ánh sáng có tính chất sóng. Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau. Những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Những vạch sáng tối xen kẽ nhau chính là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng 2. Công thức xác định bước sóng \(\lambda \) của ánh sáng Nếu đo được a, D và I thì sẽ xác định được bước sóng\(\lambda \) theo công thức: \(\lambda = \frac{{ia}}{D}\) - Điều kiện để tại A có vân sáng, vân tối: + Tại A có vân sáng khi: \({d_2} - {d_1} = k\lambda \) + Tại A có vân tối khi: \({d_2} - {d_1} = (k + \frac{1}{2})\lambda \) Với k= 0, ±1, ±2,… - Vị trí các vân sáng, các vân tối: + Vị trí các vân sáng: \({x_s} = k\frac{{\lambda D}}{a}\) + Vị trí các vân tối: \({x_t} = (k + \frac{1}{2})\frac{{\lambda D}}{a}\) Sơ đồ tư duy về “Giao thoa sóng” Quảng cáo
|