Lý thuyết giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều

Lý thuyết giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

- Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,...

- Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.

=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu.

- Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:

+ Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.

+ Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra,  họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.

+ Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.

ND chính

ND chính:

- Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á

- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á

Sơ đồ tư duy Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á

loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close