Lý thuyết Đo khối lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Đo khối lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Quảng cáo

ĐO KHỐI LƯỢNG

I. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

- Để biết chính xác khối lượng của một vật, ta cần tiến hành đo khối lượng.

- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam, kí hiệu là kg.

(Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu đạt ở Viện đo lường quốc tế ở Pháp).

- Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị khác là ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam như: miligam (mg), gam (g), tấn, tạ, yến,…

Đơn vị

Kí hiệu

Đổi ra kg

Miligam

mg

1 mg = 0,000001 kg

Gam

g

1 g = 0,001 kg

Hectôgam (lạng)

hg

1 hg = 0,1 kg

Yến

Yến

1 yến = 10 kg

Tạ

Tạ

1 tạ = 100 kg

Tấn

Tấn

1 tấn = 1000 kg

 - Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau như: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân tiểu li,…

II. Thực hành đo khối lượng

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo

Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp

Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo

Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vào móc cân

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

* Lưu ý:

Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân khi đọc số chỉ của cân

 

Sơ đồ tư duy về đo khối lượng - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close