Lý thuyết Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng - Vật Lí 11 Kết nối tri thứcDao động tắt dần Dao động cưỡng bức Hiện tượng cộng hưởng Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
BÀI 6: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG I. Dao động tắt dần 1. Dao động tự do - Vật dao động với biên độ và tần số riếng (kí hiệu là f0) không đổi gọi là dao động tự do 2. Dao động tắt dần - Vật dao động với biên độ giảm dần gọi là dao động tắt dần 3. Ứng dụng - Bộ phận giảm xóc của xe máy II. Dao động cưỡng bức 1. Khái niệm dao động cưỡng bức - Dao động cưỡng bức là dao đỗngảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số f bất kì. Khi dao động ổn định, tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực 2. Đặc điểm - Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức - Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ ngoại lực, độ lớn lực cản của môi trường, độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số riêng của hệ dao động III. Hiện tượng cộng hưởng 1. Định nghĩa - Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần sồ cửa lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng - Điều kiện f=f0 là điều kiện cộng hưởng 2. Giải thích - Khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động thì hệ được cung cấp năng lượng một cách nhịp nhàng, đúng lúc, do đó biên độ dao động của hệ tăng lên - Biên độ dao động đạt tới giá trị cực đại khi tốc độ tiêu hao năng lượng do ma sát bằng tốc độ cung cấp năng lượng cho hệ 3. Hiện tượng cộng hưởng trong đời sống - Hộp đàn của các đàn ghi ta, violon,… - Hoạt động của lò vi sóng Sơ đồ tư duy về “Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng” Quảng cáo
|