Lý thuyết cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X) Lịch sử 6 Cánh diều

Lý thuyết cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X) Lịch sử 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nguyên nhân:

+ Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.

+ Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.

- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).

+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.

+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại.

+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn

+ Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.

- Kết qủa: Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục.

- Ý nghĩa: 

+ Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu

Nguyên nhân: Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc.

=> Mâu thuẫn người Việt với chính quyền xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo.

+  Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

+ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

+ Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

+ Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa). Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

- Ý nghĩa: Dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã tô đậm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân

- Nguyên nhân:

+ Nhà Lương siết chặt ách cai trị, người Việt càng thêm khốn khổ.

+ Nhà Lương quy định chỉ những người thuộc dòng họ vua và một số họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng.

=> Mâu thuẫn xảy ra gay gắt -> Mùa xuân 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

- Diễn biến:

+ Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).

+ Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.

+ Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.

+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.

+ Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

- Kết quả: Chỉ trong 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập.

- Ý nghĩa:

+ Cuộc khởi nghĩa đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt.

+ Để lại những bài học quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng

- Nguyên nhân: Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề.

 => Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

- Diễn biến khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Từ Hoan Châu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp các châu, huyện

+ Nhân dân khắp nơi hưởng ứng kể cả Champa, Chân Lạp,...tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

+ Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

+ Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

 => Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).

+ Năm 722, nhà Đường đem quân 10 vạn quân sang đàn áp.

- Diễn biến khởi nghĩa Phùng Hưng:

+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.

+ Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến.

- Kết quả: Cả hai cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, thất bại.

- Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường cho người Việt. Đồng thời, cổ vũ trực tiếp cho tình thần đấu tranh giành độc lập của người Việt.


ND chính

ND Chính:

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Mai Thúc Loan

 Sơ đồ tư duy

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close