Lý thuyết Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giớiLý thuyết Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới Quảng cáo
I. Cách mạng công nghiệp Khái niệm: Cách mạng công nghiệp là bước phát triển của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa, diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh a. Tiền đề Đến thế kỉ XVIII, nước Anh có: - Nguồn vốn khổng lồ. - Nhân công sẵn có. - Kĩ thuật phát triển. => Nước Anh là quê hương của cách mạng công nghiệp. b. Thành tựu *Máy móc:
*Luyện kim: Năm 1850, nước Anh đã sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới. *Giao thông vận tải: - Xuất hiện các tuyến đường sắt. - Tàu thủy chạy bằng hơi nước. - Đầu máy xe lửa chạy bằng sức nước. => Nước Anh là công xưởng của thế giới. c. Đặc điểm Chuyển từ sản xuất nhỏ, thủ công => sản xuất lớn, bằng máy móc. 2. Hệ quả của cách mạng công nghiệp: a. Kinh tế - Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. - Nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải dồi dào. - Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác: + Nông nghiệp: thâm canh, cơ giới hóa. + Giao thông vận tải. b. Chính trị - xã hội - Anh trở thành nước đứng số 1 thế giới về kinh tế. - Hình thành hai giai cấp: tư sản và vô sản. II. Chủ nghĩa Tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới 1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX (giảm tải) 2. Sự xâm lược của thực dân phương Tây với các nước Á, Phi. a. Bối cảnh - Các nước tư bản Anh, Pháp đang phát triển (công nghiệp) => nhu cầu thuộc địa. - Các nước châu Á: + Chế độ phong kiến nghèo nàn, lạc hậu. + Đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên. + Vị trí địa lí quan trọng. - Các nước châu Phi: b. Sự kiện - Anh xâm chiếm Ấn Độ, Mianma, Malaixia…. (1/4 diện tích đất đai, ¼ dân số thế giới). - Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia. - Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. => Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào châu Á và châu Phi.
Quảng cáo
|