Lý thuyết các quốc gia sơ kì Đông Nam Á Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thứcLý thuyết các quốc gia sơ kì Đông Nam Á Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Quảng cáo
1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước - Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tay Á và Địa Trung Hải
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. + Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. + Đông Nam Á bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển cho các cây trồng. 2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á. - Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã làn lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì như Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay. - Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng thành đạt. Một số thành thị, đồng thời là những hải cảng sầm uất đã xuất hiện như Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan). ND chính
Sơ đồ tư duy các quốc gia sơ kì Đông Nam Á loigiaihay.com
Quảng cáo
|