Lý thuyết Biến dạng của lò xo. Phép đo lực KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Biến dạng của lò xo. Phép đo lực KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO. PHÉP ĐO LỰC

I. Đặc điểm biến dạng của lò xo

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó:

\(\Delta l = l - {l_0}\)

- Độ biến dạng của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo:

\(\dfrac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\)

- Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lên tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo. Lực của tay tác dụng lên lò xo và lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên tay là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

- Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi nhất định. Vượt quá giá trị giới hạn này lò xo sẽ không thể trở về hình dạng ban đầu nữa (lò xo bị hỏng).

II. Thực hành đo lực bằng lực kế

- Để đo lực người ta dùng lực kế.

- Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường sử dụng là lực kế lò xo có đơn vị là niutơn (N).

- Cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản gồm:

+ Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ

+ Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị.

- Các bước đo lực bằng lực kế:

+ Ước lượng giá trị lực cần đo

+ Lựa chọn lực kế phù hợp

+ Hiệu chỉnh lực kế

+ Thực hiện phép đo:

Cho lực cần đo tác dụng vào đầu vó gắn móc của lò xo lực kế

Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

+ Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

 

Sơ đồ tư duy về biến dạng của lò xo và phép đo lực - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close