Lý thuyết Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chỉ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diềuHệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chính thể thống nhất, gắn bó hữu cơ Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chính thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. b) Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam có đặc điểm: Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân; tính dân tộc rộng rãi. 2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quảng cáo
|