Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trườngEm hãy chia sẻ những quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường mà em biết. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 104 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: Em hãy chia sẻ những quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường mà em biết. Phương pháp giải: Chia sẻ những quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường. Lời giải chi tiết: - Về phát triển kinh tế: tiếp tục khẳng định đường lối, nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiến pháp năm 2013 đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm là phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường (Điều 50). - Về lĩnh vực xã hội: xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế - tài chính, đầu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. - Về bảo vệ môi trường: Hiến pháp ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người (Điều 42). Khám phá 1 1. Quy định của Hiến pháp về kinh tế Trả lời câu hỏi trang 104 – 105 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: Em hãy đọc trường hợp, tình huống và trả lời các câu hỏi dưới đây Trường hợp 1. Với mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân của anh X đã được Nhà nước cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều với một công ty nước ngoài. Trường hợp 2. Do một số yếu tố khách quan tác động, sản xuất gặp khó khăn, nên công ty tư nhân của anh P và doanh nghiệp nhà nước A đều được Nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để phục hồi sản xuất. Tình huống. T thắc mắc, Công ty X hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản mà sao hoạt động này của Công ty X phải được Nhà nước cấp giấy phép hằng năm? Công ty có thể tự khai thác mà không cần giấy phép được không? a) Ở trường hợp 1 và 2 Nhà nước đã có những chính sách nào đối với các thành phần kinh tế? b) Em hãy giải thích thắc mắc của T, vì sao Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản. c) Căn cứ vào đâu để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp, tình huống trên? Phương pháp giải: - Kể tên những chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế trong trường hợp 1 và 2. - Lý giải thắc mắc vì sao Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản. - Đưa ra căn cứ để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp, tình huống trên. Lời giải chi tiết: a) Nhà nước đã có những chính sách đối với các thành phần kinh tế: + Hỗ trợ cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều cho doanh nghiệp trong nước với một công ty nước ngoài để đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế. + Hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất. b) Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản vì tài nguyên khoáng sản do Nhà nước đầu tư, quản lí, tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Vậy khi khai thác khoáng sản cần xin giấy phép và được cấp phép từ nhà nước. c) Căn cứ vào Hiến pháp và Pháp luật để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp. Khám phá 2 2. Quy định của Hiến pháp về văn hóa, giáo dục Trả lời câu hỏi trang 105 – 106 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời các câu hỏi
a) Em hãy chỉ ra các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục ở thông tin và các trường hợp trên. b) Theo em, những chính sách đó của Nhà nước được quy định trong văn bản pháp luật nào? Phương pháp giải: - Kể tên các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục ở thông tin và các trường hợp trên. - Chỉ ra văn bản pháp luật quy định những chính sách đó của Nhà nước. Lời giải chi tiết: a) Các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục: + Thông tin 1: Văn hóa - Phát triển và bảo tồn các di sản văn hóa, xây dựng các đội văn nghệ, tổ chức biển diễn,… để quảng bá văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. + Thông tin 2: Giáo dục - Phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. + Thông tin 3: Giáo dục - Phát triển nhân tài, tạo điều kiện cho người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa, học nghề. b) Những chính sách đó của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp. Khám phá 3 3. Quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ và môi trường Trả lời câu hỏi trang 107 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp và trả lời các câu hỏi dưới đây Trường hợp 1. Sau một quá trình đầu tư thời gian, công sức, em H là học sinh lớp 12 đã hoàn thành công trình nghiên cứu, sáng chế máy lọc nước ở nông thôn. Sản phẩm của H đã được Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế. Trường hợp 2. Địa phương nơi K sinh sống có một khu rừng tự nhiên với nhiều động, thực vật quý hiếm. Do đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng. a) Em hãy chỉ ra các chính sách của Nhà nước trong những trường hợp trên là thuộc các lĩnh vực nào. b) Theo em, căn cứ vào quy định nào để Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho em H và khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng? Phương pháp giải: - Chỉ ra các chính sách của Nhà nước trong những trường hợp trên là thuộc các lĩnh vực nào. - Chỉ ra quy định để Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho em H và khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng. Lời giải chi tiết: a) Các chính sách của Nhà nước trong những trường hợp trên là thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường. b) - Để Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho em H , Nhà nước căn cứ vào quy định Về khoa học, công nghệ, Hiến pháp 2013: Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyên giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. - Để khuyến khích nhân dân phối hợp với cơ quan kiểm lâm để bảo vệ rừng, Nhà nước căn cứ vào quy định Về môi trường, Hiến pháp 2013: Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lí và sử dụng hiệu quả, bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phỏng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Khám phá 4 4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Trả lời câu hỏi trang 107 – 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp và trả lời các câu hỏi dưới đây Trường hợp 1. Là chủ của một doanh nghiệp tư nhân, trước đây, anh B luôn thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, gần đây do doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên anh B không nộp thuế đúng hạn như trước mà quyết định chờ hàng hoá xuất khẩu được thì mới đóng thuế. Trường hợp 2. Thực hiện chủ trương của xã, Y và các bạn học sinh của lớp đã tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn nghệ do địa phương, tổ chức nhằm giữ gìn các loại hình nghệ thuật dân gian. Em có nhận xét như thế nào về hành vi của anh B, Y và các bạn trong các trường hợp trên? Phương pháp giải: Đưa ra nhận xét về hành vi của anh B, Y và các bạn. Lời giải chi tiết: - Nhận xét về hành vi của anh B: anh B chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến pháp về kinh tế. Anh B đã không đóng thuế đúng hạn theo quy đinh, chờ khi hàng hoá xuất khẩu được thì mới đóng thuế. - Nhận xét về hành vi của Y: Y đã thực hiện đúng theo hiện các quy định của Hiến pháp, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là hành động đáng được khuyến khích và để mọi người noi theo. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi trang 108 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 1. Em hãy cho biết hành vi nào sau đây là vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế? Vì sao? A. Ông Q lấn chiếm đất rừng để trồng cây nông nghiệp. B. Chị H hợp tác với công ty X của nước ngoài để xuất khẩu hải sản theo quy định. C. Anh P tiến hành khai thác khoáng sản ở địa phương sau khi được cấp giấy phép. D. Khi mở công ty, anh T đã tiến hành đăng kí kinh doanh ở các cơ quan nhà nước. Phương pháp giải: Chỉ ra hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế và giải thích. Lời giải chi tiết: Hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế là hành vi: A. Ông Q lấn chiếm đất rừng để trồng cây nông nghiệp. Bởi vì đất rừng là do Nhà nước đầu tư, quản lí, là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Vì thế khi khai thác cần phải xin giấy phép và được cấp phép từ Nhà nước thì ông Q mới được sử dụng. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi trang 108 – 109 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 2. Em hãy cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường? Vì sao? A. Bà G thường đổ rác thải ra sông. B. Bạn Y được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ do mình sáng tạo. C. Anh K luôn tạo điều kiện cho nhân viên của công ty học tập nâng cao trình độ. D. Chị D mở lớp dạy miễn phí các làn điệu dân ca cho các em học sinh tại địa phương. E. Chị V thường xuyên sao chép các tác phẩm của người khác. G. Bạn M tích cực tham gia hoạt động ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư. H. Ông Q là Giám đốc của cơ quan nhưng thường gây khó dễ đối với anh N trong các hoạt động nghiên cứu chuyên môn. Phương pháp giải: Chỉ ra hành vi thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường và giải thích Lời giải chi tiết: Hành vi thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: + B. Bạn Y được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ do mình sáng tạo. Bạn ấy đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ. + C. Anh K luôn tạo điều kiện cho nhân viên của công ty học tập nâng cao trình độ. Anh K đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về giáo dục. + G. Bạn M tích cực tham gia hoạt động ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư. Bạn M đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hóa. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 109 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 3. Tìm hiểu các quy định của Nhà nước về giáo dục, D băn khoăn không hiểu tại sao Nhà nước lại không thu học phí đối với học sinh tiểu học các trường công lập? Nếu là bạn của D, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, em hãy giải thích cho bạn. Phương pháp giải: Dựa vào các quy định của Hiến pháp để đưa ra lời giải thích. Lời giải chi tiết: Nhà nước lại không thu học phí đối với học sinh tiểu học các trường công lập bởi vì: + Điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định “giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí”, đã là giáo dục bắt buộc, thì người học không phải nộp học phí và trường công và tư đều được hưởng chế độ như nhau. Đây là yếu tố bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục. + Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục. + Nhà nước chăm lo phát triển giáo dục giáo dục mầm non và đảm bảo tất cả mọi người trên đất nước đều được thực hiện giáo dục tiểu học. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi trang 109 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 4. Khi thảo luận về nội dung xây dựng gia đình văn hoá, ấm no, hạnh phúc, T cho rằng, mỗi thành viên trong gia đình cần phải thực hiện trách nhiệm của mình, gắn bó và chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên, H lại khẳng định, vì đang độ tuổi học sinh nên chỉ cần học giỏi còn mọi tiêu chuẩn trong xây dựng gia đình văn hoá bố mẹ sẽ thực hiện. Em có nhận xét gì về ý kiến của T và H trong trường hợp trên? Phương pháp giải: Đưa ra nhận xét về ý kiến của T và H Lời giải chi tiết: - Đồng ý với ý kiến của T bởi vì việc xây dựng gia đình văn hóa là nhiệm vụ chung của mọi người, tùy theo sức mình để làm việc phù hợp. - Không đồng ý với ý kiến của H bởi vì tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ. Học sinh không những thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập còn có các quyền và nghĩa vụ khác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Luyện tập 5 Trả lời câu hỏi trang 109 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 5. Nhà trường tổ chức cuộc thi với chủ đề “Học sinh nói không với rác thải nhựa”, nhưng G nhất quyết không tham gia với lí do bản thân không có hoạt động mua sắm nhiều nên không dùng rác thải nhựa và việc xử lí rác thải nhựa đã có cơ quan chuyên trách. a) Căn cứ vào quy định của Hiến pháp, em có nhận xét gì về suy nghĩ của G? b) Nếu là bạn của G, em sẽ giải thích với bạn như thế nào? Phương pháp giải: - Đưa ra nhận xét về suy nghĩ của G. - Đưa ra lời giải thích với G. Lời giải chi tiết: a) Nhận xét: G chưa thực hiện theo Hiến pháp 2013 về Môi trường. Bời vì G chưa có ý thức bảo vệ môi trường và cho rằng đó là việc của cơ quan chức năng. b) Em sẽ giải thích với bạn như sau: Hiến pháp 2013 quy định về môi trường, Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động để góp phần bảo vệ môi trường chung. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi trang 109 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 1. Em hãy tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ và viết báo cáo việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về môi trường ở địa phương em. Phương pháp giải: - Tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ. - Viết báo cáo việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về môi trường ở địa phương em. Lời giải chi tiết: Có thể tham khảo bản khảo sát sau: - Thời gian tiến hành khảo sát: chủ nhật ngày 19/6/2022 - Địa điểm tiến hành: xã Nam An - Nội dung khảo sát: + Quy định của Hiến pháp 1. Về phát triển kinh tế, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đường lối, nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề hội nhập kinh tế cũng đặt trong bối cảnh mới, đó là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm là phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường (Điều 50). 2. Về lĩnh vực xã hội (theo nghĩa rộng), Hiến pháp năm 2013 xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế - tài chính, đầu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. 3. Về bảo vệ môi trường, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện được những vấn đề mới của thời đại như vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng… Cụ thể: Hiến pháp ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người (Điều 42); đồng thời quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Hiến pháp cũng quy định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Điều 63). + Đánh giá mức độ thực hiện các quy định Hiến pháp của người dân. + Đưa ra giải pháp: Tuyên truyền người dân tích cực thực hiện theo đúng quy định, chính sách của Hiến pháp. Nghiêm cấm các hành vi đi ngược lại quy định của Hiến pháp. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi trang 109 sách giáo khoa GDCD 10 – Cánh diều Đề bài: 2. Hãy viết một tiểu phẩm ngắn với chủ đề “Học sinh với các quy định của Hiến pháp về giáo dục” và cùng các bạn đóng kịch chia sẻ với mọi người trong giờ sinh hoạt lớp. Phương pháp giải: - Viết một tiểu phẩm ngắn với chủ đề “Học sinh với các quy định của Hiến pháp về giáo dục”. - Đóng kịch chia sẻ với mọi người trong giờ sinh hoạt lớp Lời giải chi tiết: TIỂU PHẨM “HÃY CHO CON ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG” Người dẫn truyện (dẫn dắt vấn đề): Thưa cùng quý vị! “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”… Các bản Hiến pháp trong lịch sử Việt Nam đều ghi nhận quyền học tập là một trong những quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách pháp luật ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục để mọi người đều được bình đẳng trong giáo dục, học tập, để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mình; trẻ em có cơ hội được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo... Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, ở một số địa phương, nhất là ở vùng nông thôn hay vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, lạc hậu, có không ít trẻ em không được đi học, không được đến trường. Có nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến điều đó, trong đó, nhiều em phải bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, đói nghèo. Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp thanh niên và UNICEF tiến hành nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam”. Qua điều tra về trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), có 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, tỉ lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8 là 21%. Theo SAVY, chỉ có 46,3% thanh niên Việt Nam được đi học đến bậc trung học. Đói nghèo là nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí liên quan đến học tập. Ở các gia đình nghèo, trẻ thường phải làm việc để đóng góp thu nhập cho gia đình, đặc biệt vào các thời kỳ mùa vụ, hoặc giúp đỡ công việc nhà. Không ít bậc cha mẹ phải lựa chọn giữa việc cho con đi học và để con làm việc ở nhà. Những gia đình nghèo chọn cách cho con bỏ học, để tiết kiệm được chi phí, đồng thời có thêm nhân lực phụ giúp lao động cho gia đình với quan niệm“Đói chữ chẳng bằng đói cơm”… Để đảm bảo quyền học tập của mọi trẻ em, cần có sự chung tay của các bậc cha mẹ, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính việc quan tâm, tạo điều kiện thực hiện quyền học tập của trẻ em sẽ góp phần nâng cao dân trí, từ đó, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, một đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập và phát triển... Tiểu phẩm “Hãy cho con được đến trường” dưới đây là câu chuyện nói về điều đó. I. Nhân vật: - Ông Bảo - Bà Trà (vợ ông Bảo) - Ông Bách (bạn ông Bảo) - Cô giáo chủ nhiệm. II. Nội dung tiểu phẩm: Phần 1. Tại quán rượu quê Người dẫn truyện (đọc): Ông Bảo và ông Bách vốn làm bạn với nhau cũng đã hơn hai chục năm. Tại quán rượu quê, hai ông đang ngồi uống rượu và thao thao bất tuyệt câu chuyện về những đứa con gái của mình. Ông Bảo: Tôi với ông có cái “duyên” đẻ toàn vịt giời, đã chẳng có người bàn chuyện “đại sự” lại không có ai lo hương khói lúc về già... Ông Bách: Thế vợ chồng ông có tính đẻ thêm không? Tôi là tôi ra chỉ tiêu cho vợ tôi rồi, sẽ phải đẻ bằng được một thằng cu để có người chống gậy lúc về già, dù là đứa thứ 5 hay thứ 10 cũng đẻ. Ông Bảo: Vợ ông còn trẻ, còn trứng mà đẻ, chứ bà vợ tôi còn đẻ nỗi gì… Tôi là tôi tính cho chúng đi làm, kiếm tiền cho mình nhẹ gánh. Ông Bách: À, mà con Hằng nhà ông lớn tướng rồi ấy nhỉ. Con gái cho chúng học ít thôi, cho nó đi làm đi, đằng nào thì sau này nó chẳng đi lấy chồng, học lắm có phải tốn công của mình không. Đấy, như con bé nhà tôi năm nay 11 tuổi, làm được khối việc rồi. Từ đợt Covid đầu năm nay, tôi cho nó nghỉ học, đi phụ bác nó bán hàng ăn. Mỗi tháng cũng kiếm được tiền triệu đấy. Nó đi làm tôi mới có tiền uống rượu… Ông Bảo (tâm đắc): Vậy cơ hả, cái tuyệt chiêu của ông hay đấy. Tôi sẽ học theo cách của ông để con Hằng nhà tôi đi làm theo con gái ông. Ông giúp cho tôi nhé! Trên đường về nhà, ông Bảo tay cầm chai rượu, chân bước siêu vẹo. Vừa đi, ông vừa lẩm bẩm và hát mấy điệu nghêu ngao. “Rượu là từ gạo mà ra. Ta đây, uống rượu cũng là ăn cơm…”. Về đến nhà trong bộ dạng say sỉn, vừa bước chân đến cửa, ông đã lớn tiếng gọi con: “Con Hằng đâu? Con Hằng đâu? Ra đây tao bảo”. Bà Trà (đang lúi húi dọn trong bếp, thấy chồng về trong bộ dạng say xỉn, liền chạy ra đỡ và dìu vào nhà. Rồi bà buồn rầu, than vãn): “Trời ơi là trời! Ông đi đâu mà giờ mới về? Lại còn say xỉn thế này nữa, rõ khổ, ngày nào cũng như ngày nào”…. Ông Bảo bước đi loạng choạng gọi to với giọng say không quan tâm gì đến vợ đang dìu mình vào nhà. Ông Bảo: Không học hành gì cả! Vợ với chả con, đẻ toàn vịt giời rồi lại bay đi…! Bà Trà: Con nào chả là con, thà nuôi dạy cho tốt còn hơn đẻ nhiều, còn phải nuôi dưỡng con cái, chăm sóc để chúng học hành nên người chứ! Bà Trà dìu ông vào nhà, ông Bảo thiếp đi vì say. Bà thở dài rồi lại đi ra. Phần 2. Tại nhà bà Trà Sáng hôm sau, ông Bảo và bà Trà ngồi tại bàn uống nước nói chuyện trong khi Hằng đang đọc sách bên hiên nhà. Ông Bảo (nói với vợ): Tôi tính rồi, nhà mình nghèo, lại đông con, mà con Hằng cũng đã lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi. Nhà 6 miệng ăn chứ có ít gì đâu. (Dừng lại một chút, ông nhìn ra cửa nói tiếp): Hôm qua tôi nghe ông Bách nói, con gái út của ông ấy còn kém tuổi cái Hằng nhà mình mà nó đã kiếm được tiền rồi đấy, mà là tiền triệu chứ chẳng ít đâu. Ông ấy còn bảo, nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ giới thiệu cho cái Hằng nhà mình đi phụ giúp cho quán ăn của người nhà ông ấy ở trên thành phố. Con đi làm, vừa có tiền phụ thêm thu nhập cho bà, đồng thời sau này lớn lên nó cái nghề mà sống. Với lại con gái lớn rồi, cũng phải để cho nó rèn luyện mới trưởng thành được, ý bà thế nào? Bà Trà: Nhưng mà con còn đang tuổi đi học. Vợ chồng mình tuy nghèo nhưng phải cố cho con “cái chữ”. Có “cái chữ” sau này nó mới có nghề nghiệp ổn định, ra cuộc đời mới đỡ vất vả ông ạ! Thời nay, con trai, con gái đều như nhau, con nào chả là con hả ông. Hằng đang ngồi đọc sách, nghe bố, mẹ bàn việc nghỉ học để đi làm, em bước vào nhà, hai dòng nước mắt chảy dài. Em vừa khóc vừa lay vào vai bố nói: “Bố ơi con muốn được đi học. Bố cho con đi học đi, con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học vừa giúp bố mẹ”. Quay sang mẹ ngồi bên, Hằng nói: “Mẹ nói với bố cho con đi học đi, con không muốn bỏ học đâu”. Ông Bảo: (Cầm điếu cày, vê thuốc, rít một hơi dài, rồi chỉ tay, vẻ dứt khoát): Tao đã quyết rồi, không học với hành gì nữa cả! Con gái, con đứa học cho lắm cũng chẳng để làm gì. Với lại, mày không đi làm lấy đâu tiền còn nuôi một lũ em sau mày nữa. Mày ở nhà phụ mẹ đi kiếm tiền, rồi lớn thêm tý nữa lấy chồng là xong. Tao cũng chỉ lo được đến đây là hết sức rồi. Bà Trà (vừa ôm con vừa quay sang thuyết phục ông Bảo): Ông ạ! Đúng là vợ chồng nhà mình còn nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ cứ để con Hằng đi học. Nó mà thất học, các em của nó rồi cũng thế thôi. Cái nghèo cứ đeo bám mãi. Tôi sẽ cố kiếm việc làm thêm, rồi tăng gia sản xuất để các con đỡ khổ. Với lại con Hằng cũng phải cố gắng học cho tốt để bố mẹ nở mặt nở mày ra… Ông Bảo: Tôi đã quyết rồi. Bà đừng bàn ngang nữa. Mà bà xem ở cái làng này, đứa con gái nào lớn mà chả phải đi làm. Đầy đứa có học hành gì đâu mà vẫn nên người đấy thôi. Với lại, có cố học thì học xong cũng chả có tiền đâu mà xin việc. Bà Trà: Ông lại nói vậy rồi, đúng là ai lớn thì cũng phải đi làm. Nhưng muốn có việc làm tốt, thu nhập ổn định thì phải học. Ông thấy đấy, làng quê bây giờ cũng đổi khác nhiều rồi, không như trước nữa. Đấy, cái Loan, cái Huệ, con gái nhà cô giáo Hồng đầu làng đấy thôi, bố nó đi công tác xa có mấy khi về đâu, thế mà cả hai chị em đều học giỏi, tốt nghiệp đại học rồi. Học xong, chị em nó tự thân vận động thi tuyển rồi có việc làm, có mất đồng nào đâu. Lại còn được hưởng chính sách thu hút của thành phố nữa đấy. Ông Bảo: Bà mơ mộng quá đấy, tôi đã quyết không được cãi. Từ mai con Hằng nghỉ học đi phụ bếp ở nhà hàng người thân nhà ông Bách, tôi thu xếp rồi. Làm trái lời tôi là đừng có trách! Nói rồi ông đứng lên đi ra ngoài. Hằng ôm mẹ khóc nức nở. Bà Trà ôm con vào lòng với nỗi buồn khôn tả, bất lực, mắt rưng rưng hai dòng lệ. Phần 3. Hãy cho con được đến trường Người dẫn truyện (đọc): Sau mấy ngày không thấy Hằng đến lớp, cô giáo chủ nhiệm đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân câu chuyện. Cô đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh đến nhà Hằng. Tại nhà Hằng, cô giáo vừa đến, gọi cửa và ông Bảo ra mở cửa. Cô giáo: Vâng, chào bác. Tôi xin giới thiệu, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp của em Hằng. Mấy hôm nay, thấy em Hằng không đi học nên hôm nay tôi đến đây thăm gia đình và tìm hiểu lý do sao em Hằng không đến lớp. Đúng lúc đó Hằng đi về, với vẻ mặt mệt mỏi, thấy cô chủ nhiệm, Hằng chào cô rồi vừa tủi vừa thẹn, em bước nhanh về phía mẹ. Ông Bảo (đứng phắt dậy, nói gằn giọng): Cô có hiểu chuyện của gia đình tôi không? Tôi là bố nó, tôi có trách nhiệm lo cho nó. Cô biết đấy, nhà tôi nghèo, không có tiền nuôi 6 chị em nó ăn học nên tôi cho nó nghỉ. Thế thôi! Mà cô cũng không cần phải khuyên răn tôi về chuyện học hành của nó đâu. Tôi tự giải quyết được việc này. Cô giáo: Vâng, bác cứ bình tĩnh. Việc em Hằng đi học là cần thiết lắm, không phải như bác vừa nói đâu ạ! Ông Bảo: Tôi đã bảo việc nhà tôi tôi lo, không cần cô quan tâm. Cô giáo: Tôi cũng biết hoàn cảnh kinh tế nhà bác khó khăn nên bác mới phải cho con nghỉ học chắc bác cũng đau lòng lắm. Làm cha làm mẹ, ai chả muốn con cái học đàng hoàng, sau này có công ăn việc làm ổn định, nhưng… Ông Bảo: Thôi, cô không cần giải thích. Tôi không cần cô phải dạy khôn tôi. Việc nhà tôi, tôi đã quyết, cái Hằng sẽ không đi học nữa. Nó phải đi làm. Không thể nuôi báo cô mãi được, lớn rồi chứ còn bé gì. Với lại, học rồi cũng làm cái gì, nó đâu có giống cô được đâu. Hằng ngồi lặng nghe bố mẹ và cô giáo nói chuyện. Bà Trà (đi lại rót nước mời cô giáo và nhẹ nhàng nói với chồng): Ông ạ, cô giáo nói như vậy, tôi thấy đúng đấy! Ông Bảo: (cắt ngang giọng gắt gỏng): Bà không phải “tát nước theo mưa”. Chuyện tôi đã quyết, hai mẹ con cứ thế mà làm. Rất hoan nghênh cô đã quan tâm đến cháu, nhưng bây giờ thì xin mời cô về cho. Cô giáo kéo Hằng ra giữa nhà và nhìn bố mẹ Hằng nói giọng nghiêm nghị: Cô giáo: Các bác nhìn xem, em Hằng mới chỉ 12, 13 tuổi, cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, tuổi của con phải được ăn học, vui chơi… Việc bác bắt cháu bỏ học sớm và đi làm là vi phạm về quyền và nghĩa vụ của trẻ em đó. Ông Bảo: Cái gì? Trẻ em mà cũng có quyền nữa à? Quyền là ở tôi. Không có pháp luật gì cả cô nghe chưa! Cô giáo: Thưa bác, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của Châu Á đã phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Rồi Luật Trẻ em năm 2016 cũng đã quy định rất cụ thể các quyền của trẻ em như quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được đến trường. Không những vậy, pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi sử dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động, rồi cản trở việc học tập của trẻ em… (Dừng lại một phút, cô tiếp tục giải thích): Đó là quy định của pháp luật, chúng ta phải cùng nhau tuân thủ, chấp hành và thực hiện cho đúng. Còn về chuyện cuộc sống gia đình bác, tôi biết việc cho cháu nghỉ học cũng là bất đắc dĩ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhưng nếu bác bắt cháu bỏ học để đi làm phục vụ vất vả như vậy ở quán ăn là trái pháp luật đấy! Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc sử dụng lao động chưa thành niên ở độ tuổi của cháu Hằng phải được sự đồng ý của cháu. Vả lại, việc bố trí làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường của cháu. Ông Bảo: Gì mà quyền với luật lắm thứ thế. Tôi không hiểu và không quan tâm. Tôi đã bảo ở cái gia đình này, quyền là ở tôi, do tôi. Cô cứ nói chuyện ở tận đẩu, tận đâu ấy. Cô xem đang có bao nhiêu đứa trẻ phải lang thang kiếm sống, chúng làm đủ thứ nghề nào là xây dựng, phụ hồ, kéo xe… có sao đâu, “có làm thì mới có ăn” chứ!. Cô giáo: Bác Bảo ạ, tôi mong bác suy nghĩ lại và đồng ý cho cháu Hằng trở lại lớp học. “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là tương lai của đất nước mà. Để phát triển những mầm non tương lai, không những gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cũng phải quan tâm giáo dục và tạo điều kiện để các cháu được phát triển. Trong lớp, em Hằng là một học sinh giỏi và rất ngoan, các bác nên tiếp tục cho cháu đi học. Chỉ có học mới nâng cao tri thức và sẽ là đôi cánh chắp cánh ước mơ thoát nghèo bác ạ! Mẹ Hằng ôm con gái, nhìn cô giáo rồi nói với chồng: Bà Trà: Ông ơi! Cô giáo nói đúng đó. Thôi thì vì con, nể lời cô giáo, ông cho con Hằng đi học trở lại đi. Tôi sẽ cố gắng làm thêm việc phụ để có thêm thu nhập, chi tiêu tằn tiện để con được đi học. (Bà nhìn sang cô giáo nói tiếp): Mong cô thông cảm, cũng vì gia đình đông con, nhà nghèo nên cháu Hằng mới thiệt thòi như vậy. Cho cháu đi làm, tôi và bố nó cũng thương con lắm. Hôm nay cô giáo nói những điều hay ý đẹp, mà đẹp cho tương lai con gái chúng tôi, tôi cũng hiểu hơn rồi cô ạ! Cô giáo: Cuộc đời hai bác đã vất vả, lam lũ rồi. Nếu hai bác để cháu Hằng thất học thì cũng lại đi theo lối mòn đó và sẽ thật là đáng tiếc. Cháu bỏ học bây giờ, sau này không có trình độ, không có bằng cấp thì tương lai mờ mịt sẽ đi về đâu hả bác? Ông Bảo (cố vớt vát): Thì.., thì…tôi cũng mới chỉ tính trước mắt cho con đi làm để có thêm thu nhập cho gia đình, cũng chưa nghĩ sâu xa như cô vừa nói! Mong cô thông cảm cho tôi. Cô giáo: Vâng, chính vì hiểu và cảm thông hoàn cảnh gia đình bác nên tôi mới đến đây để động viên bác cho cháu đến trường. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh cũng trích một phần trong Quỹ khuyến học của trường, giúp cho gia đình ta bớt khó khăn hơn đây bác ạ! Ông Bảo (Ngồi lặng lẽ không nói nữa. Ông đi lại bên con gái, giọng nói của ông dịu xuống): Ừ, thì… cũng chỉ vì nhà mình nghèo, con đông nên bố mới đành lòng như thế, cho con đi làm bố cũng thương lắm. Hằng (ôm bố thủ thỉ): Bố! Con biết bố mẹ khổ tâm vì chúng con. Con sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố mẹ và thầy cô. Ngoài giờ học trên lớp, con sẽ phụ giúp bố mẹ những việc gia đình, trông nom các em để bố mẹ đỡ vất vả. Bố cho con đi học trở lại nhé! Ông Bảo: Ừ, con hãy cố gắng học thật tốt để trở thành người có ích nhé. Rồi ông cầm tay Hằng tiến lại gần cô giáo vẻ hối hận: Xin lỗi cô, tôi cả giận mất khôn. Những lời của cô làm tôi thấy xấu hổ với chính mình và con gái của mình. Âu cũng do mưu sinh nên tôi mới đành lòng làm thế! Mong cô giáo thông cảm và thứ lỗi cho tôi. Tôi đã nhận ra và xin gửi gắm con gái tôi, nhờ cô giáo giúp cho cháu quay lại học tập và tiến bộ. Ông Bảo (đi đến bên vợ): Tôi sẽ quyết tâm cai rượu và cùng bà tích cực làm việc để có thêm tiền cho các con ăn học. Bà cũng tha lỗi cho tôi nhé! Hằng hết nhìn cô giáo lại quay sang bố, mẹ đầy xúc động. Ngày mai, em lại được đến trường.
Quảng cáo
|