Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi trang 82 SGK Tiếng Việt 2 tập 1

Giải bài tập Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi trang 82 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 3. Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”:

Phương pháp giải:

Em hãy đọc truyện và chú ý từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.

Lời giải chi tiết:

Bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, con, cháu, cô, chú

Câu 2

Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào cách xưng hô của em với mọi người trong gia đình và họ hàng để tìm từ thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Anh, chị, bác, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh rể, dì, thím, cậu, mợ, …

Câu 3

Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết:

a) Họ nội:

b) Họ ngoại:

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt những người thuộc họ nội và họ ngoại.

Lời giải chi tiết:

a) Họ nội: ông nội, bà nội, chú, thím,…

b) Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu mợ, dì,…

Câu 4

Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?

    Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết .... Viết xong thư, chị hỏi :

- Em còn muốn nói thêm gì nữa không ....

    Câu bé đáp :

- Dạ có .... Chị viết hộ em vào cuối thư : “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.”

 

Phương pháp giải:

- Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.

- Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

    Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết. Viết xong thư, chị hỏi :

- Em còn muốn nói thêm gì nữa không ?

    Câu bé đáp :

- Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư : “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.”

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close