Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?

Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là suy nghĩ, ý nghĩ. Thế nhưng trong cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, thuật ngữ “tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học. Nó được dùng với nghĩa là “học thuyết”, là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí

Quảng cáo

Câu Hỏi: Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời:

-  Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là suy nghĩ, ý nghĩ. Thế nhưng trong cụm từ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, thuật ngữ “tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học. Nó được dùng với nghĩa là “học thuyết”, là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở hiện thực, thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.

+ Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống, từ cá nhân các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước đến nhận thức chung của toàn Đảng. Điều này phản ánh quy luật: nhận thức là một, quá trình, giai đoạn sau bao hàm và cao hơn giai đoạn trước, giai đoạn trước làm tiền để, cơ sở cho giai đoạn sau.

Có thể nói, Đại hội đại biểu toàn quốc lần Ihứ VII của Đảng (tháng 6-1991) đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội này, Đảng đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tương, kim chỉ nam cho hành động. Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và đạt được những kết quả quan trọng. Những thành tựu nghiên cứu theo cả chiều rộng và chiếu sâu đã cung cấp luận cứ khoa học có sức thuyết, phục để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) xác định rõ. khá toàn diện và hệ thông những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. kế thừa và phát triển các giá trị truyền thông tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân. do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân: về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tố thật trung thành của nhân dân. 

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

Trong định nghĩa này. Đảng ta đã bước đầu làm rõ được:

Một là, bản chất cách mạng, khoa học của tư tưỏng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh xứng tầm một học thuyết, hệ tư tưởng.

Hai là, nguồn gốc tư tưởng - lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác - Lênin; giá trị văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ba là, nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam.

Bốn là, giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: Soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam; tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.

-   Hệ thống tư tưởng Hồ Chi Minh

+ Dù định nghĩa theo cách nào, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được nhìn nhận với tư cách là một hệ thông lý luận. Hiện nay, tồn tại hai phương thức tiếp cận hệ thông tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thông tri thức tổng hợp, bao gồm tư tưởng triết học: tư tưởng kinh tế; tư tưởng chính trị; tư tưởng quân sự; tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn.

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc; về dân chủ. Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức, V.V..

Cuốn sách này vận dụng phương thức tiếp cận thứ hai đê giới thiệu và nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Là một hệ thống lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh có cấu trúc lôgích chặt chẽ và có hạt nhân cốt lõi, đó là tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thủ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83-84.

Quảng cáo
close