Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Quảng cáo

a)      Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống  các quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Được Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo qua các giai đoạn cách mạng.

Như vậy, đối tượng của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sản của Hồ Chí Minh mà còn là quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là quá trình mang tính quy luật, bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng: sản sinh tư tưởng và thực hiện hóa tư tưởng theo các mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu làm rõ các nội dung sau:

Cơ sở (khách quan và chủ quan) hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu khách quan và giải đáp các vấn đề lịch sử dân tộc đặt ra;

-Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam;

-Quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta;

Các giá trị tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại.

Quảng cáo
close