Giới thiệu về di tích lịch sử của địa phươngDi tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía tây bắc, năm 1962 được Bộ Văn hoá xếp hạng. Quảng cáo
Di tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía tây bắc, năm 1962 được Bộ Văn hoá xếp hạng. Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), ông đã cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một thành lớn thứ hai, thường được gọi là thành Lam Kinh, còn có tên khác là Tây Kinh. Phía bắc thành Lam Kinh dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía nam nhìn ra sông Chu, qua sông khoảng 900m là núi Chúa (Chủ Sơn) làm tiền án, bên phải là núi Hướng và núi Hàm Rồng chắn phía tây. Các công trình trong điện xây dựng theo trục nam - bắc, trên khu đồi gò có hình chữ “vương” Thành có chiều dài 341m, ngang 254m. Mặt thành phía bắc xảy hình cánh cung, tường dày hơn 1m. Mặt trước thành khoảng l00m còn dấu vết của cổng vào và móng tường kéo đến sát bờ sông Ngọc, móng tường dày l,8m. Qua tường khoảng l0m là con sông đào có tên là Sông Ngọc rộng khoảng 20m. Bắc qua sông là cây cầu cong Tiên Loan, trên cầu có lầu (thượng gia hạ kiều), qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ hình chữ nhật. Tiếp theo là một sân rộng dẫn đến Ngọ Môn. Giữa sân hai bên lối vào là hai con vật bằng đá tựa hai con nghê, đứng trên bệ hình chữ nhật, trên thân trang trí khá cầu kỳ, đầu vươn về phía trước trong tư thế canh phòng. Tuy di vật còn lại không nhiều nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra đây là một công trình rất lớn của vua Lê Lợi. Trích: loigiaihay.com
Quảng cáo
|