Mục 2. Ứng phó với căng thẳng và áp lực trang 20, 21 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thứcChia sẻ những căng thẳng trong quá trình học tập mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ 1 CH 1 Chia sẻ những căng thẳng trong quá trình học tập mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em. Phương pháp giải: Gợi ý:
Lời giải chi tiết:
HĐ 1 CH 2 Chia sẻ những áp lực của cuộc sống mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em. Phương pháp giải: Học sinh tự chia sẻ Lời giải chi tiết: Áp lưc: bị người khác bắt nạt => Cách ứng phó: chia sẻ sự việc với người thân hoặc thầy, cô giáo,… Áp lực: gặp nhiều vấn đề trong học tập. => Cách ứng phó: nhờ sự giúp đỡ của anh chị, bạn bè, thầy cô giáo,… Áp lực: bố mẹ kì vọng quá nhiều vào kết quả học tập của bản thân em. => Cách ứng phó: nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, cố gắng học tập, nhờ sự giúp đỡ của anh chị trong gia đình. HĐ 1 CH 3 Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực cuộc sống. Phương pháp giải: Thảo luận nhóm. Lời giải chi tiết:
Xác định tình huống và nguyên nhân gây căng thẳng: kì vọng quá lớn từ gia đình, không hiểu bài trên lớp, không có phương pháp học tập hợp lí,…
Lựa chọn cách ứng phó phù hợp:
HĐ 2 CH 1 Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau: Tình huống 1: Chuẩn bị đến đợt kiểm tra cuối học kì nên Hoàng phải ôn tập nhiều môn học cùng lúc. Mỗi ngày, Hoàng đều tận dụng tối đa thời gian để học tập với mong muốn đạt được kết quả tốt. Vì vậy, Hoàng luôn trong tình trạng căng thẳng. Phương pháp giải: Học sinh đóng vai và xử lí tình huống dựa vào kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Em sẽ khuyên Hoàng nên lập thời gian biểu, kế hoạch ôn tập, phương pháp học tập hợp lí để các môn học không bị chồng chéo. Việc này giúp bạn Hoàng có thể vừa học tập hiệu quả vừa có thời gian nghỉ ngơi. HĐ 2 CH 2 Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau: Tình huống 2: Tú bị một số học sinh lớp khác dọa sẽ tung các thông tin xấu về mình lên mạng xã hội. Tú rất lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Phương pháp giải: Học sinh đóng vai và xử lí tình huống dựa vào kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Em sẽ khuyên Tú nên nói chuyện này với người lớn như thầy cô giáo, bố mẹ để ngăn chặn hành vi của các bạn khác. Bên cạnh đó, Tú cũng nên xác định tính chân thực của các thông tin đó và nói chuyện trực tiếp với các bạn đó để không làm ảnh hưởng đến danh dự của mình. HĐ 2 CH 3 Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau: Tình huống 3: Linh mới được bầu làm tổ trưởng. Trước mỗi buổi học Linh phải kiểm tra, ghi tên những bạn trong tổ không làm bài tập về nhà. Điều này khiến cho một số bạn trong tổ tỏ ra khó chịu, gây khó khăn và không muốn chơi với Linh. Linh cảm thấy rất áp lực. Phương pháp giải: Học sinh đóng vai và xử lí tình huống dựa vào kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Em sẽ khuyên Linh nên nói chuyện thẳng thắn với các bạn trong tổ vì đây là nhiệm vụ của một tổ trưởng. Ngoài ra, em cũng sẽ yêu cầu các bạn nên làm bài tập về nhà đầy đủ để không bị ghi tên và còn giúp việc học trở nên tốt hơn. HĐ 3 CH 1 Thực hiện những hành động, việc làm cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống. Phương pháp giải: Học sinh tự thực hiện Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hiện HĐ 3 CH 2 Chia sẻ kết quả thực hiện. Phương pháp giải: Học sinh tự chia sẻ Lời giải chi tiết: Học sinh tự chia sẻ
Quảng cáo
|